Lãi Lớn Từ Bò Sữa

Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.
Năm 1995, khi đó chương trình quốc gia về nuôi bò sữa được triển khai ở huyện Củ Chi, anh Vũ gom góp vốn của gia đình mua được 2 con bò mẹ về nuôi. Không lâu sau, bò mẹ đẻ cho anh 2 chú bê con. “Ngày đó, lần đầu tiên tôi nuôi bò sữa nên gặp không ít khó khăn, từ khâu vắt sữa sao cho được nhiều sữa mà lại tránh được bệnh viêm vú cho bò, kế đến cách phòng bệnh, chữa bệnh, tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn....
Để có kiến thức, anh mua tài liệu hướng dẫn nuôi bò sữa về đọc, đồng thời tìm những người chăn nuôi bò giỏi ở Hóc Môn, Bình Dương và đặc biệt là đến các gia đình nông dân chăm nuôi bò lớn trong huyện Củ Chi để học hỏi kinh nghiệm và phát triển đàn bò.
Sau hơn 15 năm, hiện anh Vũ có 50 con bò sữa, trong đó 2/3 đang cho sữa. Năng suất sữa đàn bò khá cao, khoảng hơn 4.500 lít/con/chu kỳ. Theo giá thu mua hiện tại của các công ty sữa (trên dưới 11.000 đồng/kg), trừ hết chi phí, trung bình mỗi tháng anh bỏ túi 30 triệu đồng. Trang trại của anh Vũ đã trở thành một trong những trang trại nuôi bò sữa điển hình ở TP. Hồ Chí Minh. Gần như toàn bộ việc nuôi bò từ khâu cho ăn, tắm rửa, vệ sinh chuồng trại và vắt sữa đều được cơ giới hoá, đặc biệt là hệ thống vắt sữa hoàn toàn bằng máy móc, vừa đảm vệ sinh vừa tăng thêm lượng sữa mà lại tránh được bệnh viêm vú cho bò.
Không chỉ đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò sữa có hiệu quả, anh Vũ còn thường xuyên giúp đỡ con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho bà con địa phương. Hiện anh đã giúp được 1 hộ thoát nghèo và đỡ đầu 5 hộ khác vươn lên. 5 năm liền (từ 2007 - 2011), anh Vũ được công nhận là hộ ND SXKD giỏi cấp thành phố. Năm 2010, anh được công nhận là “Người nông dân tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Anh Vũ là 1 trong 5 ND SXKD giỏi tiêu biểu của TP. HCM được về Hà Nội dự Hội nghị ND SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV vào tháng 5 tới.
Có thể bạn quan tâm

Qua trao đổi, các nhà vườn cho biết loại côn trùng này màu trắng, dài 0,5- 0,8cm, trông giống như con sùng trong các đống cây mục. Là loại ăn gỗ nên chúng tấn công vào phần vỏ cây sau đó ăn lèn lách vào tận phần lõi gỗ của cây nên rất khó phát hiện.

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 99 đợt thanh tra quản lý chất lượng và thú y thủy sản.

Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.

Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.

Philippines nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam vào tháng 5 – 8/2014 để dự trữ và kiểm soát giá gạo trong nước. Hiện nước này đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm 200.000 tấn gạo giao tháng 9/2014 nhằm đảm bảo lương thực sau khi cơn bão Thần Sấm tàn phá nhiều vùng trồng lúa trong cả nước.