Lại lo quả vải được mùa mất giá

Ngày 31-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều hộ dân ở vùng trồng vải Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết vẫn lo được mùa mất giá.
Theo ông Phùng Trần Hoạt, chủ vườn vải ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang), vải thu hoạch sớm ở huyện Lục Ngạn đã được bán đi các vùng, tuy nhiên, vải chính vụ thì nửa tháng nữa mới thu hoạch được.
Theo ghi nhận, năm nay có thể sản lượng quả vải khá tốt, nên nỗi lo mất giá vẫn nặng. Ông Hoạt bày tỏ lo lắng khi chưa có doanh nghiệp nào cam kết giá để mua, dù người dân đã trồng theo tiêu chuẩn VietGap.
Anh Nguyễn Văn Lưu, thôn Kép 1, xã Hồng Giang cũng cho biết từ đầu năm đến nay, có nhiều đoàn doanh nghiệp thăm vườn vải của mình, tuy nhiên, vẫn chưa có doanh nghiệp nào cam kết giá.
Hiện đã xuất hiện một vài thương lái Trung Quốc sang mua vải, tuy nhiên, giá mua vải sớm khoảng 20.000đ/kg, theo ông Chu Văn Báo, trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn.
Trong khi đó, ông Hoạt nêu do trồng tiêu chuẩn VietGap, người dân mong muốn bán vải ở mức khoảng 30.000đ/kg.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, quả vải sớm của Bắc Giang đã bắt đầu vào siêu thị. Ngày 31-5, siêu thị BigC đã bắt đầu bày bán vải với giá niêm yết 32.000đ/kg. Tuy nhiên, quả vải được khuyến mại, được bán với giá chính thức chỉ 16.900đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả phân tích mẫu tôm biển kiểm tra bệnh định kỳ của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản từ cuối tháng 02 đến ngày 17 tháng 3 năm 2014, xét nghiệm 13 mẫu tôm chân trắng nuôi và 06 mẫu tôm giống, đã phát hiện 07 mẫu tôm chân trắng nuôi và 04 mẫu tôm giống nhập tỉnh nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV).

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.