Các Địa Phương Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Cuối Vụ Mùa 2014

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.
Nhằm hạn chế thấp nhất các loại sâu bệnh, trong đó có sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển và gây hại trên diện rộng, huyện đã và đang tăng cường chỉ đạo các địa phương, trạm khuyến nông, hướng dẫn bà con nông dân tích cực thăm đồng phát hiện sớm và tiêu diệt kịp thời; phun đúng thuốc, đúng liều lượng và áp dụng một số các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế thấp nhất các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại trên diện rộng.
Mặc dù tình hình sâu bệnh trên địa bàn huyện Triệu Sơn đang ở mức độ nhẹ, mật độ sâu bệnh thấp. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình sâu bệnh trên địa bàn tỉnh và điều kiện thời tiết bất thuận làm ảnh hưởng đến công tác phòng, trừ sâu bệnh, hiệu quả của việc phun phòng bị giảm sút.
Để bảo vệ diện tích lúa mùa, trong những ngày qua huyện Triệu Sơn tập trung tuyên truyền và tăng cường kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 “đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách, đúng lúc); tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn và bà con nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi các đối tượng sâu bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Do thời tiết bất thường nên 70 ha lúa ở các xã: Quang Trung, Ngọc Liên, Minh Sơn, Mỹ Tân... (Ngọc Lặc) xuất hiện một số sâu bệnh hại lúa, như: khô vằn, bạc lá đốm sọc vi khuẩn, vàng lá, nhất là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6. Vì vậy, UBND huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cử cán bộ nông nghiệp, khuyến nông xuống cơ sở kiểm tra, hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa; đồng thời hướng dẫn nông dân tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, phân loại cây trồng, tình trạng sinh trưởng, mức độ nhiễm bệnh để có phương án phòng bệnh cho cây lúa; kiên quyết không để sâu bệnh hại lúa thành dịch.
Vào trung tuần tháng 8, huyện Như Thanh có hơn 120 ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh như: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, sâu đục thân, rầy lưng trắng..., tập trung tại các xã: Mậu Lâm, Yên Thọ, Xuân Du, Hải Vân, Xuân Phúc... Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại nhiều nhất, với mật độ trung bình 30 – 40 con/m2.
Trước tình hình trên, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền diễn biến của tình hình sâu bệnh, khẩn trương triển khai các biện pháp phòng trừ và hướng dẫn nông dân phun thuốc theo hướng dẫn 4 đúng của cơ quan chuyên môn, đồng thời, khuyến cáo bà con nhân dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi các đối tượng sâu hại khác như: sâu đục thân, bệnh bạc lá, khô vằn... để xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa mùa.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết đang ở những ngày cao điểm nắng nóng nhưng theo TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, thì câu chuyện đầu ra cho nông sản hiện nay còn “nóng” hơn thế nhiều

Theo ghi nhận, năm nay có thể sản lượng quả vải khá tốt, nên nỗi lo mất giá vẫn nặng.

Mấy tuần nay, thị trường cây giống tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) trở nên sôi động. Khác với mọi năm, năm nay các loại cây truyền thống có múi và xoài, mận, nhãn, chôm chôm... khá ế.

Thông tư 08 quy định, thương nhân nhập khẩu đường từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Mía đường Hoàng Anh Attapeu (Lào) sản xuất tại Lào và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của CHDCND Lào cấp theo quy định được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 2,5%.

Năm nay, thanh long Bình Thuận được mùa, mặc dù mùa chính vụ thu hoạch chưa đến nhưng nỗi lo rớt giá và “đầu ra” của người nông dân đang canh cánh bên lòng.