Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ 60m2 Đất

Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ 60m2 Đất
Ngày đăng: 09/02/2012

Một lần tình cờ xem ti vi nói về một chủ trang trại, tỷ phú cá sấu ở huyện Chiêm Hóa (Quảng Bình), anh Đinh Văn Bức ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Hóa (Kim Bảng, Hà Nam) đã nảy sinh ý định nuôi con đặc sản này.

Năm 2008, sau khi tìm hiểu đặc điểm, kỹ thuật nuôi cá sấu anh Bức đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng, bắt xe vào Quảng Bình để mua giống và học hỏi kinh nghiệm nuôi cá sấu. Ít vốn nên anh chỉ mua được 30 con, với giá 1 triệu đồng/con.

Được sự hướng dẫn của tỷ phú cá sấu đất Quảng, anh về xây chuồng trại với diện tích 40m2, nền bê tông căng lưới xung quanh đề phòng cá sấu xổng ra ngoài.

"Cá sấu là loài động vật hoang dã ăn khỏe, nhanh lớn và ít bệnh tật. Thức ăn của chúng là các nội tạng động vật, cá… Chỉ sau một năm đàn cá sấu của tôi đã được hơn 20kg, hiện nhiều con hơn 30kg, nhân với giá 200.000 - 220.000 đồng/kg trừ chi phí lãi từ 4 - 5 triệu đồng/con" - anh Bức nói.

Anh Bức bảo, vừa qua anh xuất 20 con cá sấu mỗi con 30kg, với giá 220.000 đồng/kg, thu về hơn 130 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 80 triệu đồng. Trước đó anh đã mua thêm 20 con giống để gối, đồng thời mở rộng thêm khu chuồng thành 60m2. Không chỉ nuôi cá sấu, năm 2009 anh Bức còn nuôi thêm nhím. Lúc đầu anh mua 4 cặp, với giá 10 triệu đồng/cặp, đến nay anh đã có 10 cặp.

Anh Bức cho biết, nuôi nhím rất dễ bởi nhím rất khỏe, dường như không có bệnh, nhím chỉ có bệnh ỉa chảy, với bệnh này chỉ cần cho nhím ăn những loại quả chát như chuối xanh, ổi… là khỏi. Nuôi nhím khá kinh tế, bởi nhím đẻ mắn, mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con.

"Nuôi nhím chỉ sau một năm khi nhím đẻ là hòa vốn, những năm sau nhím đẻ bao nhiêu lãi bấy nhiêu. Trước tôi chủ yếu nuôi nhím bán giống, nhưng hiện nay nhiều nhà hàng đã bắt đầu đặt mua để phục vụ thực khách, với giá 450.000 đồng/kg, nếu bán thịt cũng được trên dưới 5 triệu đồng/con. Năm 2010, tôi đã vận động được 20 hộ thành lập CLB nuôi con đặc sản. Tuy mới hoạt động, nhưng đa số các hộ đều có thu nhập không dưới 100 triệu đồng/hộ/năm" - anh Bức cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

13/11/2013
Nông Dân Xót Xa Nhìn Tiêu Chết Nông Dân Xót Xa Nhìn Tiêu Chết

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.

13/11/2013
Trồng Nấm Bào Ngư Được Đảm Bảo Đầu Vào, Bao Tiêu Đầu Ra Trồng Nấm Bào Ngư Được Đảm Bảo Đầu Vào, Bao Tiêu Đầu Ra

Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.

13/11/2013
Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Đậu Nành Kết Hợp Bao Tiêu Sản Phẩm Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Đậu Nành Kết Hợp Bao Tiêu Sản Phẩm

Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành triển khai thực hiện mô hình sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm tại xã Tân Nhuận Đông, mô hình bước đầu cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.

13/11/2013
Nông Dân Mộ Đức Thu Nhập Cao Nhờ Trồng Cà Tím Nông Dân Mộ Đức Thu Nhập Cao Nhờ Trồng Cà Tím

Mùa mưa, trong khi nhiều nơi khác trong tỉnh Quảng Ngãi việc trồng cây rau màu gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, thì với nhiều bà con nông dân ở các xã Đức Thạnh, Đức Minh, Đức Chánh (Mộ Đức) lại là mùa "ăn nên làm ra", nhờ trồng cà tím trên những vùng đất cát.

13/11/2013