Lạc Xuân Được Mùa, Rớt Giá

Vào những ngày này, bà con nông dân toàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung cao độ thu hoạch lạc xuân. Năm nay, năng suất trung bình đạt cao, vượt trội so với các năm trước do bà con mạnh dạn đưa vào sản xuất nhiều giống lạc mới và thực hiện các biện pháp chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, giá lạc trên thị trường liên tục giảm, khiến người dân gặp không ít khó khăn...
Dọc tỉnh lộ 9 xuôi về huyện Lộc Hà, cảnh thu hoạch lạc rộn ràng khắp nơi. Không ít địa phương, lạc đã được bà con phơi khô khén, chất thành bì dựng bên vệ đường, có nơi lại đang vào kỳ cao điểm thu hoạch. Ông Phan Huy Thông (xóm 5 - Thạch Châu) cho biết: “Năm nay, tôi làm 1 mẫu giống lạc L14, để thu hoạch kịp thời vụ, giải phóng đất làm vụ mùa, gia đình tôi đang tập trung tối đa máy móc, phương tiện để thu hoạch nốt diện tích còn lại. Mặc dù đầu vụ khó làm nhưng điều phấn khởi là năng suất đạt cao hơn mọi năm”. Để chạy nước rút cho kỳ thu hoạch cuối cùng này, ông Thông đã huy động 7 lao động cho 1 mẫu ruộng lạc nhà mình.
Xác định lạc là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiêp, vụ xuân năm nay, huyện Lộc Hà đã gieo trỉa hơn 1.350 ha với hơn 80% là nhóm lạc cao sản như: L14, L23. Tiếp tục khai thác thế mạnh này của vùng, nhiều xã đã trích kinh phí hỗ trợ tiền giống và quy trình kỹ thuật cho người dân, nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Chiến lược tiếp sức này nhằm tạo tâm lý yên tâm cho người dân “bám” cây chủ lực. Tính đến nay, toàn huyện đã thu hoạch được hơn 90% diện tích với năng suất đạt cao nhất từ trước tới nay 25 tạ/ha.
Tiến độ thu hoạch cũng đang trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết trên khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhiều nơi đã hoàn thành kế hoạch như: Hồng Lĩnh, Can Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên… Nhìn chung, lạc xuân năm nay được mùa khá toàn diện với năng suất đạt 21,18 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình, chất đất và tiểu vùng khí hậu, một số vùng lại tụt hậu phía sau, thậm chí thấp hơn bình quân toàn tỉnh như: Kỳ Anh, Nghi Xuân.
Vào mùa thu hoạch, bà con nông dân lại đối mặt với khó khăn chung là giá lạc liên tục xuống thấp. Chị Nguyễn Thị Thanh (xóm Phú Nghĩa, Thạch Bằng - Lộc Hà) cho biết: “Gia đình tôi làm 7 sào lạc, mới mừng vui vì được mùa thì đã phải đối mặt với cảnh ế hàng. Vào tầm này năm ngoái, xe thu mua đã chạy rầm rập khắp làng, thế mà, năm nay, thu hoạch về trong nhà cả tuần không ai hỏi. Ngay cả đầu mối thu mua cũng ngậm ngùi nhìn giá “lao dốc”.
Chị Phan Thị Nguyệt (xã Thạch Mỹ - Lộc Hà) cho biết: “Vừa sản xuất vừa là đầu mối thu mua trong xã, mỗi năm, riêng nhà tôi mua phải đến 30 - 40 tấn. Thường là bóc nhân rồi nhập cho thị trường ở Vinh, Thanh Hóa và sang Trung Quốc nhưng năm nay thị trường im ắng, tôi chỉ mới xuất được mấy tấn trong nội thị. Giá lạc lại liên tục xuống, không ổn định, khi 17.000 đồng/kg, khi xuống còn 15.000 đồng/kg nên tôi chẳng dám thu mua nhiều”. Chẳng riêng gì nhà chị, mấy chục đầu mối thu mua trong xã này đều “tiến thoái lưỡng nan”.
Thực trạng chi phí đầu tư cao, giá đầu ra lại thấp khiến chúng ta không khỏi trăn trở. Rõ ràng, đầu ra cho hàng nông sản quá bấp bênh, phụ thuộc vào tư thương chứ chưa hình thành đầu mối thu mua chính thống, gây thiệt thòi cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều nông dân trồng tiêu diện tích lớn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết, hiện thương lái và các đại lý đang vào tận nhà tìm mua hạt tiêu đen với giá xấp xỉ 150 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 20 ngàn đồng/kg.

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.