Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản

Theo VASEP, dưới áp lực giảm giá mạnh của đồng euro, yen và nhân dân tệ so với đồng USD đã tác động tới lợi nhuận của các DN xuất khẩu Việt Nam, khi mức linh hoạt tỷ giá USD/VND điều chỉnh thấp trong khi tỷ giá của các nước xuất khẩu cạnh tranh được linh hoạt hơn.
Xuất khẩu tôm 8 tháng qua đã giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.
Hiện giá thành sản xuất các mặt hàng thủy sản Việt Nam cao hơn các nước đang cạnh tranh. Chẳng hạn, sản xuất tôm nuôi tại Ấn Độ và Indonesia giá thành dao động 2,5USD/kg (tôm 100 con), trong khi Việt Nam từ 3,5-4USD/kg. VASEP cho rằng cần tập trung và có chương trình, giải pháp đồng bộ để giảm giá thành sản xuất.
Theo lãnh đạo Bộ NNPTNT, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng khó khăn nhưng mặt hàng tôm sú vẫn tốt. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung phát triển mô hình tôm quảng canh, cải tiến, hướng dẫn giúp dân nâng cao năng suất, chất lượng.
Đặc biệt, phải thực hiện quyết liệt các biện pháp giảm giá thành đối với tất cả các mặt hàng, kể cả mặt hàng có thị trường tốt lẫn mặt hàng thị trường không tốt. Đồng thời, đối với tôm nuôi phải quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh.
Qua 8 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực đều giảm từ 6,5-28%, trong đó tôm giảm mạnh nhất (-29%), tác động đến kết quả xuất khẩu chung của ngành. Xuất khẩu tôm chiếm 43% với giá trị xuất khẩu trên 1,8 tỷ USD, giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu cá tra giảm 9%, đạt trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục giảm 7%, đạt trên 306 triệu USD. Các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu giảm 11% xuống còn 273 triệu USD. Duy nhất xuất khẩu cá biển tăng nhẹ 4% đạt gần 660 triệu USD.
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ giảm chủ yếu là mặt hàng tôm (giảm 51%) do giá tôm giảm. Tôm Việt Nam cạnh tranh khó khăn về nguồn cung và giá với tôm Ấn Độ và Indonesia.
Tại thị trường EU, xuất khẩu các mặt hàng như tôm, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc đều giảm mạnh ở mức hai con số. Thủy sản Việt Nam vào các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Trung Quốc cũng sụt giảm mạnh và chỉ có 2 thị trường ASEAN và Mexico tăng nhờ tăng nhập khẩu cá biển và cá ngừ.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh. Chi cục Thú y tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham quan các mô hình để giúp người dân chăn nuôi bò sữa nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận...

Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.

Mô hình trám ghép được đưa vào trồng trên đất xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) từ năm 2002 - 2003, do trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ghép.

Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.