Lạc Dương Hỗ Trợ Giống Vật Nuôi, Cây Trồng Cho Nông Dân

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương đang triển khai hỗ trợ 30 - 60% nguồn vốn đầu tư chuyển đổi vật nuôi, cây trồng cho nông dân xã Đạ Nhim, xã Lát, xã Đạ Chais và thị trấn Lạc Dương.
Theo đó, trên diện tích chuyển đổi trồng mới 2,7ha giống cây cam đường ghép ở xã Đạ Chais và xã Đạ Nhim (trung bình 0,5ha/hộ), số tiền cây giống trên 1ha được Nhà nước hỗ trợ 14,7 triệu đồng (tỷ lệ 60%); hộ nông dân đối ứng 9,8 triệu đồng (tỷ lệ 40%).
Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).
Đây là nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ ưu tiên trước hết cho những hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, sau đó xét đến những hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, cam kết thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật mới.
Tất cả những hộ thụ hưởng vốn Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi, cây trồng đều được tổ chức bình chọn công khai từ thôn đến xã (thị trấn) rồi chuyển lên cấp huyện phê duyệt thông qua.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.