Trang chủ / Hải sản / Nuôi cua

Kỹ Thuật Sản Xuất Cua Giống (Phần 4 Và Hết)

Kỹ Thuật Sản Xuất Cua Giống (Phần 4 Và Hết)
Ngày đăng: 25/12/2010

V. Ương nuôi cua bột thành cua giống

ky-thuat-san-xuat-cua-giong-tac-gia-hoang-duc-dat-phan-4-va-het

1. Chuẩn bị ao

Giai đoạn này chỉ nên ương nuôi cua trong ao đất. Cua bột có hình thái giống cua trưởng thành. Cua thích sống ở đáy, (chất đáy cát pha bùn), hoặc bám vào các thực vật thủy sinh, cua bột có thể sống được ở nước độ mặn 15‰  và thấp hơn, ăn các động vật nhỏ và thức ăn chế biến, rong, tảo. Ao ương cua bột lên cua giống có thể xây bên cạnh ao nuôi cua thịt. Ao ương  có diện tích 200 đến 500m vuông, sâu 0,8-1,2m. Bờ ao đắp chắc chắn ở giữa để cù lao đất 20% trên diện tích ao, cao hơn mực nước triều cao nhất 0,3-0,5m. Xây 2 cống lấy và thoát nước, có lưới chắn. Trên bờ ao, ở mép trong chắn lưới mùng cao trên 0,7m, chếch về phía trong ao 1 góc 65 độ C. Vệ sinh ao: bón vôi, diệt tạp, bón phân, cho nước vào qua lưới lọc, độ sâu 0,6-0,8m. Ao được chuẩn bị một tuần trước khi cho cua bột xuống.

- Mật độ ương nuôi: 200-300 con/m vuông. Cua bột từ trại giống được vận chuyển đến chó thể bằng túi nhựa nylon có oxy hoặc bằng khay ẩm, tùy khoảng cách giữa trại giống đến ao ương. Độ mặn của ao ương không được sai lệch với trại giống qua 5‰ . Cua bột đem rải đều quanh ao theo số lượng đã tính trước.

2. Cho ăn và chăm sóc

Trong ao ương cua giống có thể gây màu nước cho phù du động vật phát triển làm thức ăn tự nhiên cho cua, nhưng chủ yếu phải cho cua ăn thức ăn chế biến từ các loại bột, cám, thịt cá, tôm, còng, nhuyễn thể xay nhỏ nấu chín. Thức ăn đem rải ven ao. Mỗi ngày cho ăn từ 6-10% trọng lượng cua, chia làm 2 lần: sáng sớm và chiều tối. Số lượng thức ăn tăng dần theo sinh trưởng , tăng trọng của cua. Có thể dùng giai đoạn cho ăn để kiểm tra sức ăn của cua để tăng giảm lượng thức ăn.

Thay nước hằng ngày 20-30% nước, kiểm tra pH, oxy, nhiệt độ, độ mặn, bờ ao, chống mội, xói lở, hỏng rào, bệnh và các dịch hại vào trong ao, ngăn ngừa bắt cắp.

Khoảng 10 ngày cân, đo đánh giá sinh trưởng của cua một lần. Từ 30 đến 35 ngày cua đạt chiều rộng mai 2,5-3,0cm. Trọng lượng 5g. Tỷ lệ sống đạt 40-60%. Cỡ cua này có thể chuyển sang ao lớn để nuôi cua thịt.

Nếu cần cua giống cỡ lớn hơn thì phải san cua ra ao lớn hơn và nuôi mật độ thấp hơn.

Hết! 


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cua Lột Nuôi Cua Lột

Ở một số tỉnh ven biển phía Nam, bà con thường phát triển hình thức nuôi cua lột. Đây là hình thức nuôi cua thương phẩm cho giá trị kinh tế cao. Xin giới thiệu cách nuôi cua lột.

25/12/2010
Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển. Ở nước ta, người dân một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã nuôi cua xanh từ rất lâu

25/10/2011
Nuôi Cua Gạch Nuôi Cua Gạch

Nuôi cua gạch cần có độ mặn cao, khoảng 25-35% để cua gạch phát triển tốt. Thức ăn là những loại cá tạp, còng, tép, ruốc, rau của

17/02/2011
Kỹ Thuật Nuôi Cua Con Thành Cua Thịt Kỹ Thuật Nuôi Cua Con Thành Cua Thịt

Ao nuôi cua con thành cua thịt thường theo hình thức nuôi thâm canh có diện tích từ 500m2 đến 5000m2, nên chọn vùng dễ thay nước nhờ vào thuỷ triều để giảm chi phí, nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Bờ ao được đắp bằng đất hoặc xây gạch, rộng từ 3-4m,cao từ 1.5 đến 2m, cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0.5m.

01/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Xú Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Xú

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển.

20/02/2013