Kỹ Thuật PCR Cho Bệnh Cá Koi Và Bệnh Vi Khuẩn Trên Cá Rô Phi

Một trong những kết quả chính của Dự án "An toàn sinh học và giám sát chẩn đoán bệnh" thuộc Trung tâm nuôi trồng thủy sản nhiệt đới và cận nhiệt đới (CTSA) là khả năng của phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh sử dụng kỹ thuật phản ứng polymerase (PCR) để phát hiện tác nhân gây bệnh thủy sản.
Thông qua một quan hệ đối tác công tư nhân giữa tập đoàn Moana Technologies Inc., và trường Cao đẳng Nông nghiệp nhiệt đới và nguồn nhân lực (CTAHR), Chương trình khuyến ngư và mở rộng năng lực đã phát triển kỹ thuật PCR có giá trị xét nghiệm để phát hiện hai tác nhân gây bệnh cá:
1) Bệnh virút trên cá Koi: Koi Herpes Virus (KHV)
2) Bệnh vi khẩn trên cá rô phi: vi khuẩn Francisella-(FLB).
Khi dự án kết thúc, tập đoàn Moana Technologies LLC tiếp tục cung cấp các dịch vụ xét nghiệm PCR cho cả hai loại bệnh KHV và FLB. Các xét nghiệm và chi phí liên quan bao gồm :
1) Xét nghiệm PCR cho bệnh vi rút KHV + Kiểm soát chất lượng
2) Xét nghiệm PCR cho bệnh vi khuẩn FLB + Kiểm soát chất lượng
Chi phí: 75 dollar/mẫu cho mỗi loại bệnh + chi phí kiểm soát chất lượng. 45 dollar nếu chỉ xét nghiệm mẫu bệnh.
Liên hệ:
CTAHR Aquaculture/Aquaponic Extension Program
Department of Molecular Biosciences and Bioengineering
1995 East West Road AgSci 218
Honolulu, HI 96822
Phone: 808-342-1063
Email: ctamaru@hawaii.edu
Có thể bạn quan tâm

Giống phải có nguồn gốc tốt, khoẻ mạnh và không nhiễm bị nhiễm bệnh. Trong quá trình ương nuôi không sử dụng các loại phân bón hữu cơ chưa qua xử lý. Trước khi cung cấp cho người nuôi phải được kiểm dịch

Các loài cá rô phi (Oreochromis sp.) đều thành thục và sinh sản rất sớm (5-7 tháng tuổi). Chúng lại có khả năng sinh sản nhiều đợt trong năm với điều kiện bình thường của ao nuôi. Đặc tính đó đã dẫn đến kích cỡ cá thịt khi thu hoạch không đồng đều do ta không khống chế được mật độ quần đàn, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.

Hiện nay, có nhiều giống rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi và được thị trường ưa chuộng, trong đó có giống rô phi đơn tính Đường Nghiệp của Phillipin. Giống rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp có tỷ lệ đực cao, có thể đạt 100%. Chúng có kích thước, trọng lượng cơ thể lớn, đầu nhỏ, lưng cao, tỷ lệ thịt nhiều, mùi vị thơm ngon, có giá trị cao, phục vụ nội địa và xuất khẩu.

Cá rô phi hồng có thể sống được ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn (chịu được độ mặn dưới 28%o. Cá nuôi ở nhiệt độ bình thường 20-30oC, dưới 15-18oC cáá không ăn và có hiện tượng chết, pH 5-8,5.

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái do cá cái trong thời gian ấp trứng thường nhịn ăn. Nếu trong ao nuôi toàn cá đực thì toàn bộ năng lượng thức ăn cá đều dùng cho mục đích tăng trưởng, không dùng vào sinh sản nên cá lớn nhanh và đồng cỡ. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn.