Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt

Vịt phát triển dưới điều kiện ánh sáng, khí hậu tự nhiên, phải chú ý thời điểm vịt thay lông.
Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Nếu máng ăn, máng uống để ở ngoài chuồng nuôi thì phải có mái che tránh nắng, mưa.
Nước uống phải đầy đủ và sạch sẽ, đặc biệt nuôi vịt nhốt trên khô, không có nước bơi lội sẽ phải thay nước uống thường xuyên cho vịt.
1.Thức ăn
Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng:
-Protein: 15,5%
-Năng lượng trao đổi: 2850-2900 Kcal/kg.
Lượng thức ăn:
9-11 tuần tuổi: 140gam/con/ngày.
12-14 tuần tuổi: 150gam/con/ngày.
15-17 tuần tuổi: 160gam/con/ngày.
18-20 tuần tuổi: 170gam/con/ngày.
21-22 tuần tuổi: 180gam/con/ngày.
23-24 tuần tuổi: 140gam/con/ngày.
Từ tuần tuổi thứ 23 trở đi cho ăn thức ăn của vịt đẻ. Thức ăn sử dụng loại hỗn hợp dạng viên hoặc thức ăn có sẵn của địa phương để nuôi vịt. Chỉ cho vịt ăn một lần trong ngày hết lượng thức ăn quy định.
2.Kiểm tra khối lượng vịt
Thường xuyên kiểm tra khối lượng vịt để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh vịt quá to hoặc quá nhỏ, khối lượng trung bình vịt mái:
Tuần tuổi 10: 2,1-2,2 kg
Tuần tuổi 16: 2,4-2,5 kg
Tuần tuổi 24: 2,8-3,2 kg
Tuần tuổi 12: 2,2-2,3 kg
Tuần tuổi 20: 2,6-2,7 kg
3.Ánh sáng
Trước khi vịt đẻ 5 tuần tăng dần thời gian chiếu sáng sao cho đến khi vịt đẻ đạt thời gian chiếu sáng 16-18 giờ/ngày.
Kết thúc tuần 22 chọn vịt chuyển lên sinh sản. Tỷ lệ đực mái ghép 1/5.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, người chăn nuôi có thể nuôi vịt trên cạn được hoàn toàn mà không cần nước bơi lội, chỉ cần đảm bảo đầy đủ nước uống sạch cho vịt.

Giới thiệu một số phương pháp để quản lý chăn nuôi vịt hiệu quả

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi vịt con những tuần đầu cho hiệu quả kinh tế cao

Hướng dẫn phương pháp chăn nuôi vịt con qua từng thời kì, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Đối với các điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội của các vùng khác nhau, nên tập quán chăn nuôi cũng khác nhau. Những kỹ thuật cung cấp cho người nông dân cần phải có khả năng thích ứng với những điều kiện môi trường và kinh tế của từng gia đình.