Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt
Ngày đăng: 27/08/2013

Vịt phát triển dưới điều kiện ánh sáng, khí hậu tự nhiên, phải chú ý thời điểm vịt thay lông.

Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Nếu máng ăn, máng uống để ở ngoài chuồng nuôi thì phải có mái che tránh nắng, mưa.

Nước uống phải đầy đủ và sạch sẽ, đặc biệt nuôi vịt nhốt trên khô, không có nước bơi lội sẽ phải thay nước uống thường xuyên cho vịt.

1.Thức ăn

Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng:

-Protein: 15,5%

-Năng lượng trao đổi: 2850-2900 Kcal/kg.

Lượng thức ăn:

9-11 tuần tuổi: 140gam/con/ngày.

12-14 tuần tuổi: 150gam/con/ngày.

15-17 tuần tuổi: 160gam/con/ngày.

18-20 tuần tuổi: 170gam/con/ngày.

21-22 tuần tuổi: 180gam/con/ngày.

23-24 tuần tuổi: 140gam/con/ngày.

Từ tuần tuổi thứ 23 trở đi cho ăn thức ăn của vịt đẻ. Thức ăn sử dụng loại hỗn hợp dạng viên hoặc thức ăn có sẵn của địa phương để nuôi vịt. Chỉ cho vịt ăn một lần trong ngày hết lượng thức ăn quy định.

2.Kiểm tra khối lượng vịt

Thường xuyên kiểm tra khối lượng vịt để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh vịt quá to hoặc quá nhỏ, khối lượng trung bình vịt mái:

Tuần tuổi 10: 2,1-2,2 kg

Tuần tuổi 16: 2,4-2,5 kg

Tuần tuổi 24: 2,8-3,2 kg

Tuần tuổi 12: 2,2-2,3 kg

Tuần tuổi 20: 2,6-2,7 kg

3.Ánh sáng

Trước khi vịt đẻ 5 tuần tăng dần thời gian chiếu sáng sao cho đến khi vịt đẻ đạt thời gian chiếu sáng 16-18 giờ/ngày.

Kết thúc tuần 22 chọn vịt chuyển lên sinh sản. Tỷ lệ đực mái ghép 1/5.


Có thể bạn quan tâm

Vịt Kỳ Lừa Vịt Kỳ Lừa

Là giống vịt nhà, có nguồn gốc tại huyện Kỳ Lừa, Lạng Sơn. Đây là giống vật nuôi quý ở Việt Nam và đang nằm trong diện bảo tồn nguồn gen quý.

17/07/2018
Vịt Cổ Lũng Vịt Cổ Lũng

Vịt Cổ Lũng là giống quý hiếm, con giống di truyền có từ lâu đời, được các thế hệ người Bá Thước, Thanh Hóa gìn giữ, phát triển.

17/07/2018
Hỏi đáp: Bệnh trên ngỗng? Hỏi đáp: Bệnh trên ngỗng?

Ngỗng có thời kỳ ngưng đẻ từ tháng 4 đến tháng 8. Ðể nâng cao tỷ lệ trứng ngỗng có phôi thì làm như sau:

23/07/2018
Bệnh nấm phổi trên vịt Bệnh nấm phổi trên vịt

Nguyên nhân, cách phòng trị bệnh nấm phổi trên đàn vịt... Bệnh chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus và Mucoraceae gây ra.

26/07/2018
Phòng bệnh viêm gan ở vịt Phòng bệnh viêm gan ở vịt

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, bệnh lây lan nhanh, có thể gây chết tới 100%.Hiện bệnh đã xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn cho người nuôi

26/07/2018