Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao

1. Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm.
Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị sau:
– Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạhc rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao.
– Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3 m.
– Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.
– Dùng vôi bột rải khắp đáy ao va bờ ao, 7-10 kg/100m2.
– Phơi đáy ao 2-3 ngày.
Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và dịch hại lọt vào ao.
2. Thả cá giống
Cá thả nuôi phải mạnh khoẻ, đều cỡ, không bị sây sát, nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn.
– Kích cỡ cá thả: 10-12 cm
– Mật độ thả nuôi: 15-20 con/m2.
3. Thức ăn
Sử dụng nguyên liệu có sẵn tại dịa phương và phối chế hợp lý để đảm bảo hàm lượng protein từ 15-20%. Một số công thức thức ăn có thẻ tham khảo ở bảng sau:
Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 | |||
Nguyên liệu | Tỉ lệ (%) | Nguyên liệu | Tỉ lệ (%) | Nguyên liệu | Tỉ lệ (%) |
Cám gạo Cá vụn, dầu cá, ruột cá Rau xanh | 60 30 10 | Cám gạo Bột bắp Bột cá khô Rau xanh | 50 25 15 10 | Cám gạo Bột cá Khô dầu Rau xanh | 60 20 10 10 |
Hàm lượng protein (%) ước tính | 15-16 | 15-16 | 16-18 |
– Cách cho ăn: Các nguyên liệu được xay nuhyễn, trộn đều cùng chất kết dính (bột gòn) để hạn chế việc tan rã nhanh của thức ăn, sau đó rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều tối Khẩu phần thức ăn 5-7% trọng lượng thân.
4. Quản lý chăm sóc
– Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Khi bắt đầu cho ăn vì cá đói nên tập trung để giành ăn. Khi ăn đr no thì cá tản ra xa, khôn go lại nữa.
– Mặt dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nước ao ít thay đổi, nhưng pahỉ chú ý định ký thay bỏ nước cũ và cấp nước mới để môi trường ao luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh.
Cứ 10 ngày thì thay ½-1/3 nước cũ và cấp đủ nước sạch cho ao.
5. Thu hoạch
Thời gian nuôi trung bình 10 tháng, cá dạt cỡ 0,7-1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.
Có thể bạn quan tâm

Bè nuôi cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường được kết hợp vừa là bè cá vừa là nhà ở. Dựa vào thời gian sử dụng mà chia ra 2 nhóm bè: bè kiên cố và bè tạm thời. Nhóm bè tạm thời thường nhỏ và được đóng bằng tre hoặc loại gỗ chịu nước kém.

Một nghiên cứu mới của trại giống Minh An, tỉnh Vĩnh Long, vừa đưa ra những biện pháp kỹ thuật để làm thịt cá tra từ vàng chuyển thành trắng.

Khu vực nuôi cá có hệ thống cấp thoát nước rất thuận lợi cho quá trình nuôi, lượng nước được thay đổi hàng ngày khoảng 30% tổng khối lượng nước trong ao nuôi, vào những ngày con nước kém và nắng kéo dài lượng nước được thay khoảng 50% đảm bảo môi trường nước trong sạch thuận lợi cho cá phát triển

Cá tra làmặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa quan trọng của ngành thủy sản ĐBSCL. Để cải thiện chất lượng cá tra nuôi hầm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, KS. Nguyễn Thị Ngọc Hà (Trung tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang) đã thử nghiệm thành công quy trình nuôi cá tra sạch bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh.

Cá tra và cá basa là hại loài cá da trơn được nuôi khá nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh: An Giang và Đồng Tháp). Hai loài cá này có thịt trắng và ngon, cổ giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là cá basa. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu cá basa đến hơn 40 thị trường trên khắp thế giới.