Kinh Nghiệm Nuôi Cá Tra Lợi Nhuận Cao

Ông Trương Văn Ngọc ở ấp Xóm Gió, xã Phú Cẩn, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, nuôi cá tra xuất khẩu với diện tích 1.500 m2, độ sâu 2,5 m.
Khu vực nuôi cá có hệ thống cấp thoát nước rất thuận lợi cho quá trình nuôi, lượng nước được thay đổi hàng ngày khoảng 30% tổng khối lượng nước trong ao nuôi, vào những ngày con nước kém và nắng kéo dài lượng nước được thay khoảng 50% đảm bảo môi trường nước trong sạch thuận lợi cho cá phát triển. Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như độ pH 7-8,5;ôxy hơn 3mg/l và đảm bảo NO2, NH4…đạt ngưỡng dưới mức gây độ độc cho cá.
Chuẩn bị ao nuôi: Bờ ao được xây dựng chắc chắn, không bị rò rỉ, vệ sinh sạch cỏ, rác xung quanh bờ, sau khi cải tạo ao hồ bằng vôi và dùng thuốc tím diệt khuẩn, diệt các loại cá tạp…do đây là ao mới nên ông Ngọc tiến hành thay nước nhiều lần để xả phèn rồi tiến hành thả cá.
Mật độ thả: Thả nuôi 35.000 con cá tra giống ( kích cỡ cá từ 12-14cm), mật độ thả 23,3 con/m2, sau đó ổn định mực nước từ 1,5-2,5 m. Việc chăm sóc khá đơn giản, mỗi ngày cho ăn 2 lần, vào buổi sáng và buổi chiều, cho ăn 100% bằng thức ăn công nghiệp dạng viên có độ đạm 28%.
Chăm sóc và quản lý ao nuôi: Hàng tuần kiểm tra các yếu tố môi trường nước, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá. Xử lý môi trường nước kịp thời khi nguồn nước ao nuôi bị nhiễm bẩn. Định kỳ 2 lần/tuần trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá phòng bệnh đường ruột, giúp cá có sức kháng thể phát triển tốt. Hàng tháng kiểm tra trọng lượng của cá và tỷ lề mỡ và thịt thân cá. Thường xuyên kiểm tra mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn theo từng giai đoạn cho thích hợp.
Sau thời gian hơn 5,5 tháng chăm sóc, gia đình ông thu dứt điểm 1 lần được 27 tấn cá tra thương phẩm (năng suất 180 tấn/ha/vụ), được công ty Kim Anh (Sóc Trăng) bao tiêu với giá bình quân 13.700 đồng/kg (cỡ cá trung bình 0,8-1,2 kg/con) doanh thu 369, 9 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí con giống, cải tạo ao hồ, các loại hoá chất, thức ăn…thu lợi nhuận 150 triệu đồng.
Đây là mô hình nuôi cá tra có hiệu quả khá cao được nông dân chuyển đổi từ đất vườn kém hiệu quả, giúp gia đình ông thoát nghèo. Được biết, hiện nay trên địa bàn huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Càn Long… đang phát triển nuôi cá tra theo hình thức này, đây là một nghề mở ra nhiều triển vọng, có hiệu quả kinh tế cho nông dân tỉnh Trà Vinh
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng YEASTURE hoặc MICROBOND, mục đích là tạo nhiều sinh vật phù du làm thức ăn tự nhiên cho cá, cũng như giúp phát triển những vi khuẩn có lợi để khử các độc tố trong nước.

Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...

Chí phi thuốc thú y thủy sản trong chăn nuôi cá tra chiếm 3 - 5% giá thành. Tuy nhiên việc dùng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao thì người nuôi chưa quan tâm đúng mức. Trong khi đó, thị trường thuốc thú y thủy sản đang rất phức tạp bởi tính đa dạng cũng như tính pháp lý của nó còn nhiều bất cập.

Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô (tháng 3-6) và có thể kéo dài đến tháng 10. Cá bị xuất hiện đốm đỏ trên thân cá. Tỉ lệ chết có thể lên đến 80%.

Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc nuôi đăng quầng trong nước sông sạch thì luôn có thịt trắng, trong khi cá nuôi trong hầm, bè, nơi nước tù thì thịt cá bị vàng, chủ yếu do môi trường nước nuôi và chế độ cho ăn. Kinh nghiệm của nhiều bà con nuôi cá tra cho thấy: nếu sử dụng thức ăn xanh (rau muống), bắp, bí đỏ, cua đồng… thì thịt cá hay bị vàng.