Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Vằn

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Vằn
Ngày đăng: 08/08/2013

Cá rô phi vằn dòng gift được nhập vào nước ta từ giữa những năm 1990 và hiện đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Loài cá này có ưu điểm nổi bật là tốc độ tăng trọng cao hơn 60% so với cá rô phi thường, tỷ lệ sống cao hơn 50%. Xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản nuôi giống cá này.

Đặc tính

Đây là loài cá nước ngọt nhưng có thể sống được ở môi trường nước lợ, nước mặn có độ mặn 32%o. Khả năng chịu nhiệt từ 15-40oC. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển là 25-30oC, dưới 11oC cá có thể chết rét.

Thức ăn

Cá thuộc loại ăn tạp, chúng ăn các loại mùn bã hữu cơ, bèo, động vật phù du, giun đất, ấu trùng, các loại côn trùng, động vật dưới nước. Cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm từ 20-30%.

Kinh nghiệm nuôi

Nuôi bán thâm canh: cỡ giống 15 - 20g/con, thả với mật độ 2-3 con/m2.

Thức ăn: Bón phân gây màu để tạo thức ăn tự nhiên, đồng thời bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng đạm từ 18-20%. Thành phần nguyên liệu phối chế bao gồm: cám gạo 40%, bột bắp 17%, khô đậu phộng 15%, premix 1%. Hỗn hợp trên cần nấu chín, ngày cho ăn 2-3 lần, lượng cho ăn bằng 2-3% trọng lượng cá trong ao. Nên cho thức ăn vào sàn hoặc khay cố định để kiểm tra theo dõi.

Bón phân: dùng phân chuồng ủ kỹ (2-3% CaO), bón 25-30kg/100m2 ao/tuần. Nếu không có phân chuồng, có thể dùng phân xanh.

Cách bón: Bó cây phân xanh thành bó nhỏ 5-10kg, ngâm chìm trong nước, sau 3-5 ngày đảo lại một lần. Khi thấy lá phân hủy hết thì vớt cây lên bờ đốt cho sạch.

Sau thời gian nuôi 4-6 tháng, tỷ lệ sống của cá đạt 85-90%; năng suất 8-10 tấn/ha.

Nuôi thâm canh

Diện tích ao thích hợp là 2.000-3.000m2, độ sâu 1,5-2m, pH từ 6,5-7,5. Ao phải có nguồn cấp nước sạch chủ động và được cải tạo kỹ trước khi nuôi. Mật độ nuôi: 6-8 con/m2, cỡ giống 30-50g/con.

Thức ăn: dùng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự phối chế, có hàm lượng đạm từ 18-35%, cho ăn nổi trên mặt nước khoảng 2 giờ.

Cỡ cá 10-15g, lượng cho ăn bằng 5% trọng lượng cá trong ao/ngày. Cỡ cá 50-300g, cho ăn bằng 3% trọng lượng cá trong ao/ngày. Cỡ cá trên 300g, cho ăn 2% trọng lượng trong ao/ngày. Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để chủ động điều chỉnh.

Sục khí cho cá từ tháng nuôi thứ 2, mỗi ngày 6-8 giờ (sục từ 23 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau).

Thay nước khi ao bẩn, mỗi lần thay từ 1/3-2/3 lượng nước trong ao. Tháng thứ nhất không thay nước, tháng thứ 2 thay 1 lần, tháng thứ 3 thay 2 lần, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mỗi tuần thay một lần.

Thu hoạch: Sau 5-6 tháng nuôi, cá đạt 400-600g/con là có thể thu hoạch, giữ lại cá nhỏ để nuôi tiếp.


Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn phòng, chống bệnh do Tilapia lake virus trên cá rô phi Hướng dẫn phòng, chống bệnh do Tilapia lake virus trên cá rô phi

Vi rút TiLV gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi, gồm: Cá rô phi vằn (Nile tilapia, Oreochromis niloticus), cá rô phi lai tạo (O. niloticus × O. aureus hybrids)

30/10/2017
Hệ thống lọc nước bằng cá rô phi giúp tăng năng suất tôm nuôi Hệ thống lọc nước bằng cá rô phi giúp tăng năng suất tôm nuôi

Nuôi cá rô phi trong ao lắng là một phương pháp vệ sinh nước trước khi nuôi tôm, giảm bớt tối đa sự phát sinh mầm bệnh xảy ra trong ao tôm, giúp tăng năng suất

09/11/2017
Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm

Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm. Ao nuôi cá rô phi tốt nhất có diện tích 1000-2000 m2. Nhiệt độ: 25-30 độ C. Độ sâu khoảng 1,5-2 m, lớp bùn khoảng 15-20 cm

11/12/2017
Phòng trị bệnh cho cá trong mùa mưa lũ Phòng trị bệnh cho cá trong mùa mưa lũ

Các dạng bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi (đặc biệt là bệnh ngoại ký sinh trùng) thường phát sinh nhiều trong mùa mưa, lũ.

11/12/2017
Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm nhanh lớn thu hàng trăm triệu Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm nhanh lớn thu hàng trăm triệu

Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm hết sức đơn giản vì loài này ăn tạp, sức sống chống chịu tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.

05/02/2018