Kỹ Thuật 3 Giảm 3 Tăng Trong Thâm Canh Cá Tra

Những tín hiệu vui về xuất khẩu thủy sản đã phần nào vực dậy nghề nuôi cá tra trầm lắng trong mấy tháng qua. Nhiều chủ hộ còn lưng đồng vốn đã khởi động cho vụ nuôi mới trong niềm hân hoan và hy vọng. Nhưng vẫn không ít nông dân rất băn khoăn là không biết nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Về mặt kỹ thuật, xin khuyến cáo đến bà con một vài lưu ý, chúng ta cần thiết phải áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng (3G3T) như đối với cây lúa cho quy trình nuôi cá tra xuất khẩu. Nuôi cá tra có nhiều điểm khác biệt so với trồng lúa, do vậy xin đề xuất quy trình 3G3T trong thâm canh cá tra như sau.
Thực hiện 3 giảm khi nuôi cá tra, thứ nhất là giảm mật độ thả nuôi (thả khoảng 20-25 con cá tra giống/m2 ao), thứ hai là giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ cho cá ăn thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết) và thứ ba là giảm xả chất thải của ao nuôi ra sông rạch.
Khi thực hiện giảm triệt để được 3 khâu trên, thì bà con sẽ thu được 3 lợi ích tăng thêm. Đó là:
- Tăng tăng mức độ trắng của thịt cá. Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, cá lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn.
- Tăng uy tín chất lượng sản phẩm. Ít sử dụng thuốc kháng sinh, môi trường nước cũng như cơ thể cá không có nhiều cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn. Mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm nhiều, cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tăng lợi nhuận. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên cá đẹp bán được giá cao hơn, đồng thời với tăng lợi nhuận từ việc tiết giảm được nhiều khoản chi phí mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh, thức ăn ...
Có thể bạn quan tâm

Thức ăn tự nhiên, trong đó có luân trùng (Brachionus anguilaris) đóng vai trò quan trọng trong sản xuất ương nuôi nhiều loài cá giống.

Đây là những điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Tại ấp Tân Nghĩa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Đồng Tháp tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra từ bột lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao.

Trong họ Cá tra có một số loài được nuôi trong hồ từ lâu đời, đặc biệt là cá tra (cá tra nuôi). Ngày nay ngành cá nuôi trở thành một công nghiệp nuôi và chế biến mà họ cá tra là trọng điểm. Trên đà nghiên cứu cho ngành cá nuôi có rất nhiều báo cáo về môi trường sống, thức ăn…

Kỹ thuật nuôi cá tra đảm bảo an toàn thực phẩm (hay còn gọi là nuôi sạch) là sản xuất ra nguyên liệu cá tra thương phẩm đảm bảo các chỉ tiêu hoá học (kháng sinh, độc tố nấm, thuốc trừ sâu và kim loại nặng) không vượt quá giới hạn cho phép khi sử dụng làm thực phẩm cho người.