Ký kết hợp tác phát triển ngành tôm

Việc hợp tác, phối hợp nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo sau đại học trong lĩnh vực công nghệ sinh học giữa Tập đoàn Việt - Úc và Trường ĐH Cần Thơ nhằm triển khai ứng dụng phát triển các sản phẩm sinh học phục vụ cho sự phát triển của ngành tôm tại vùng ĐBSCL.
Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Việt - Úc, cho biết: Sự hợp tác giữa tập đoàn với ĐH Cần Thơ để cùng nhau phát triển dựa trên 3 mảng chính: đào tạo, nghiên cứu khảo nghiệm và tập huấn chuyển giao công nghệ trên tinh thần tự nguyện, tích cực, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
Sự hợp tác này sẽ giúp cho phía nhà trường và tập đoàn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hai bên nói riêng và đặc biệt là sự phát triển chung của ngành thủy sản ở ĐBSCL.
Với hơn 15 năm thành lập, Tập đoàn Việt - Úc đang giữ vị thế đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống. Hiện tại, Tập đoàn Việt – Úc đang tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở SX tôm giống từ Nam ra Bắc, với công suất 40 tỷ con giống/năm và mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ nhà kính Israel và hệ thống xử lý nước tuần hoàn.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài cây cao su, những năm gần đây huyện Sông Hinh (Phú Yên) chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ca cao, trong đó có mô hình trồng ca cao dưới tán rừng, mở đầu cho một dự án quy mô lớn, có diện tích hàng trăm hecta, nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong vùng hưởng lợi và tích cực bảo vệ rừng.

Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân: Vào thời điểm này nên tạm dừng việc thả tôm nuôi, nhằm tránh những rủi ro. Đây là vụ thả nuôi trái vụ, mặt khác do thời tiết khô hạn gay gắt nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu thả tôm nuôi vào thời điểm này sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư cao.

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.

Anh Mai Công Quốc ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, đã trải nghiệm vụ mùa 2012 gần 50 loại giống lúa chịu mặn trên đất nuôi tôm với năng suất cao. Anh góp phần rất lớn cho Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, Viện lúa đbscl chọn ra giống lúa chịu mặn, đáp ứng nhu cầu sản xuất tại địa phương.

Từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp hỗ trợ 1.300 hom giống thanh long ruột đỏ cho 4 hộ dân tại xã Trà Phú (Trà Bồng). Được biết, cách đây 3 năm, cây thanh long ruột đỏ được đưa vào trồng thử nghiệm ở hai xã Trà Phú và Trà Bình đã phát huy hiệu quả.