Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.
Theo nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp cho biết: Những năm gần đây do thời tiết diễn biến phức tạp, các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm thường xuyên biến động, làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi. Do đó, càng kéo dài thời gian nuôi, làm cho chi phí sản xuất tăng lên, hiệu quả kinh tế mang lại không nhiều, nhưng tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Vì vậy, hiện nay nhiều hộ nuôi tôm sú công nghiệp, đã chuyển dần sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm rút ngắn thời gian thu hoạch để hạn chế rủi ro và tranh thủ nuôi được nhiều vụ trong năm. Được biết, một vụ nuôi tôm sú công nghiệp thường kéo dài từ 4 đến 5 tháng, nhưng đối với tôm thẻ chân trắng sau 2 tháng thả nuôi là cho thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, qua gần 3 năm triển khai, đến nay có thể khẳng định giống gà J-Dabaco rất phù hợp với điều kiện, khí hậu của Đắk Nông, có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống gà địa phương, được nông dân hưởng ứng, nhân rộng.

Mặc dù điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực, chủ động trong việc sản xuất nên năm 2013, ngành Nông nghiệp tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng.

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến giai đoạn chuyển mùa, gia đình ông Lê Văn Hiếu, ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) lại sửa sang, che chắn, vệ sinh chuồng trại cho đàn trâu, bò của mình.

Theo Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh thì qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 12/2006/NQ – HĐND của HĐND tỉnh về phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, hiện tại trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào khai thác 200 công trình thủy lợi các loại, với tổng dung tích hữu ích hồ chứa trên 213 triệu m3.

Những năm gần đây, trên thị trường lương thực trong tỉnh, nhiều người tiêu dùng biết và tìm mua gạo của huyện Krông Nô; bởi sản phẩm này có ưu điểm như hạt nhỏ, cơm dẻo, hương thơm, vị đậm…