Ký được hợp đồng xuất khẩu đạt 721.200 tấn cá tra

Xét về chủng loại, sản phẩm phi lê vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, dù đã có xu hướng giảm dần, đồng thời sản phẩm giá trị gia tăng cũng tiếp tục sụt giảm.
Cụ thể, nếu trong quý I/2015, sản phẩm phi lê chiếm tỷ trọng 83,6% trong tổng khối lượng đăng ký xuất khẩu toàn ngành, thì sang quý II giảm xuống còn 77,25% và con số này của quý III (tính đến ngày 26.9) là 76,65%.
Đối với chủng loại nguyên con, cắt khúc, nhìn chung tỷ trọng đăng ký xuất khẩu có xu hướng duy trì ổn định kể từ đầu năm đến nay với tỷ trọng của 3 quý đầu năm lần lượt là 7,02%, 8,71% và 8,63%.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), hiện giá tôm nguyên liệu trên địa bàn đang giảm mạnh, khiến người nuôi thua lỗ nặng. Chưa dừng lại ở đó, giá tôm giảm, dịch bệnh lại bùng phát, người nuôi bị thiệt hại “kép”.

Rau câu đang rớt giá khiến nhiều người trồng rau câu ở các phường Xuân Đài, Xuân Thành (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) méo mặt. Còn tại đầm Ô Loan (huyện Tuy An), mặc dù rau câu xuất hiện nhiều nhưng giá quá rẻ nên người dân cũng không màng đi vớt.

Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình XK cá tra tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến giá mua cá tra nguyên liệu.

Có thể thu lãi bạc trăm triệu đến cả tỷ đồng chỉ trong vài 3 - 4 tháng thả nuôi, con số ấy là lực hút cực mạnh khiến không ít hộ dân toàn tỉnh Cà Mau dù có điều kiện hay không đều dồn toàn lực đầu tư cho tôm công nghiệp. Từ đó khiến quy hoạch bị phá vỡ và không ít hộ đã phải trắng tay từ mô hình này.

Hiện nay, vải cực sớm ở huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang cho thu hoạch, sớm hơn so với giống vải sớm đại trà trên địa bàn tỉnh khoảng một tuần nên giá bán cao, mang lại niềm vui cho người trồng vải nơi đây.