Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh tế Phù Mỹ tiếp tục phát triển

Kinh tế Phù Mỹ tiếp tục phát triển
Ngày đăng: 04/09/2015

Ông Trần Đình Thời, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, cho biết: “Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết XVII của Đảng bộ huyện, bằng những giải pháp thích hợp, hiệu quả, đã đưa giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng bình quân hàng năm 13,03%, Trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 7,5%; công nghiệp và xây dựng tăng 15,8%; thương mại - dịch vụ tăng 22,7%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đến nay đạt 27,49 triệu đồng/năm, tăng 1,7 lần so với năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 6%. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng được nâng cao”.

Phù Mỹ đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.

Cụ thể, huyện đã chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, chú trọng cơ giới hóa...

Nhờ đó, giá trị sản phẩm/ha canh tác/năm tăng từ 70,82 triệu đồng năm 2010 lên 123,34 triệu đồng năm 2015; năng suất lúa bình quân 57,38 tạ/ha, tăng 3,8 tạ/ha so với năm 2010.

Huyện đã xây dựng 36 “cánh đồng mẫu lớn” và 50 “cánh đồng mẫu” sản xuất lúa, ứng dụng các quy trình tiên tiến từ khâu giống, phân bón, quản lý chăm sóc, điều hành nước tưới hợp lý nên năng suất bình quân cao hơn 5 - 7 tạ/ha so với sản xuất đại trà; đồng thời xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh trồng trọt, ngành thủy sản tiếp tục phát triển mạnh; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 7,1%, chiếm 43,8% trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản, tăng 3,1% so với năm 2010. Đến nay toàn huyện có 1.245 tàu cá, trong đó có 735 tàu đánh bắt xa bờ; năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 68.088 tấn, tăng 26.543 tấn so với năm 2010. Cùng với đánh bắt, nuôi trồng cũng được chú trọng, tập trung vào các đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, như nuôi tôm trên cát...

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 14,3%. Đàn bò lai chiếm trên 80% tổng đàn. Đã hình thành các gia trại chăn nuôi gà thịt, vịt siêu trứng đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngành lâm nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân 12,3%.

Cùng với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản phát triển. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,8%.  Đến nay, toàn huyện có 4 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút được 41 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 2.524 tỉ đồng, trong đó 21 dự án đã đi vào sản xuất, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hơn 2.600 lao động.

Các làng nghề truyền thống được chú trọng đầu tư khôi phục và phát triển. Hiện toàn huyện có 11 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, trong đó có 3 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển. Các chợ đầu mối, trung tâm cụm xã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân.

Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Tổng vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm khoảng 6.315 tỉ đồng, tăng 1,8 lần so với giai đoạn 2005 - 2010. Các công trình thủy lợi được tập trung nâng cấp, sửa chữa, nâng tổng dung tích các hồ chứa lên 58,84 triệu m3, đảm bảo tưới cho khoảng 77,2% diện tích sản xuất; các tuyến đường liên xã, liên thôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp và bê tông hóa.

5 năm qua, huyện Phù Mỹ đã thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đến nay, đã có 3/16 xã đạt chuẩn NTM, tăng 1 xã so với kế hoạch; 2/16 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí và 11/16 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí. Qua XDNTM đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.


Có thể bạn quan tâm

Tam Hiệp (Châu Thành) Thành Lập Tổ Hợp Tác Rau An Toàn Tam Hiệp (Châu Thành) Thành Lập Tổ Hợp Tác Rau An Toàn

Đến dự có ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; đại diện Trạm Khuyến nông huyện; bà Dương Thị Ngọc Yến, Chủ doanh nghiệp Ngọc Ánh, đơn vị hợp đồng thu mua sản phẩm.

29/11/2014
Phòng Dịch Bệnh Mùa Đông Cho Vật Nuôi Còn Nhiều Kẽ Hở Phòng Dịch Bệnh Mùa Đông Cho Vật Nuôi Còn Nhiều Kẽ Hở

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.

29/11/2014
Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trụ Đỡ Sản Xuất Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trụ Đỡ Sản Xuất

Chính phủ nên tiếp tục triển khai BHNN với quy mô rộng hơn có sự hỗ trợ của nhà nước về phí bảo hiểm cho người nông dân, và phải gắn với các chương trình phát triển khác của nông nghiệp.

30/06/2014
Ngọt, Mềm Mía Tím Dục Quang Ngọt, Mềm Mía Tím Dục Quang

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.

29/11/2014
Nông Nghiệp 6 Tháng Đầu Năm Tín Hiệu Sáng Trở Lại Nông Nghiệp 6 Tháng Đầu Năm Tín Hiệu Sáng Trở Lại

SX nông nghiệp đang ghi nhận những tín hiệu vui trở lại sau thời gian dài ảm đạm. Sáu tháng đầu năm 2014, SX nông nghiệp khá thuận lợi khi không có thiên tai, dịch bệnh, toàn ngành chỉ có mối lo lớn là tiêu thụ nông sản.

30/06/2014