Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh tế khá giả nhờ nuôi cá chiên

Kinh tế khá giả nhờ nuôi cá chiên
Ngày đăng: 05/11/2015

Nuôi cá chiên lồng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế và các loại cá tạp (có hàm lượng đạm từ 20 đến 30%).

Địa điểm đặt lồng bè cần có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp; bảo đảm môi trường sạch cho cá, cần vệ sinh lồng, bè, trước khi nuôi và sau khi thu hoạch phải khử trùng lồng, bè bằng vôi hoặc muối.

Bên cạnh đó, người nuôi thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn cho cá, nếu cho ăn ít cá sẽ chậm lớn, nhưng cho ăn nhiều quá thì cá sẽ bị “rực” và chết.

Với lợi thế có dòng sông Lô chảy qua, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã đầu tư nuôi cá chiên.

Từ nghề nuôi cá chiên lồng, nhiều gia đình ở Thái Hòa đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá, giàu.

Xã Thái Hòa hiện nay có 28 hộ nuôi cá chiên với hơn 120 lồng nuôi, tập trung chủ yếu ở các thôn Ba Luồng, Bình Thuận.

Nhờ nuôi cá chiên, điều kiện kinh tế của người dân ở các thôn này khá giả hơn, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các thôn khác trong xã.

Gia đình anh Trịnh Văn Công ở thôn Ba Luồng, có thâm niên bảy năm nuôi cá chiên lồng, chia sẻ: "Năm đầu, vợ chồng tôi đi tìm mua từng con cá giống thả nuôi, sau khoảng 14 tháng chăm sóc, xuất bán đàn cá và thu lãi gần 50 triệu đồng, từ đó mở ra hướng làm ăn mới để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống".

Hiện, gia đình anh Công có bốn lồng cá chiên, trung bình mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

Anh Chử Ngọc Hùng, ở xóm 11, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) cho biết: Từ việc đánh bắt cá trên sông Lô, năm 1998, gia đình anh chuyển hẳn xuống ở dưới nhà bè và đầu tư chăn nuôi cá lồng, đến nay, bình quân mỗi năm anh thu được hơn 30 triệu đồng tiền cá.

Chủ tịch UBND xã Thái Hòa Trần Thị Minh cho biết: Hiện UBND xã đang có chủ trương thành lập hợp tác xã cá đặc sản, chủ yếu là nuôi cá chiên, giúp người nuôi có thị trường tiêu thụ và nguồn cá giống ổn định.

Bên cạnh đó, xã đang tập trung xây dựng thương hiệu cá chiên Thái Hòa, nhằm phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Giống OM 5451 Khan Hàng Giống OM 5451 Khan Hàng

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

05/12/2014
Huyện Cao Phong (Hòa Bình) Trồng Mới 100 Ha Cam, Quýt Huyện Cao Phong (Hòa Bình) Trồng Mới 100 Ha Cam, Quýt

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.

19/07/2014
Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

05/12/2014
Giá Dừa Giảm Nhẹ Giá Dừa Giảm Nhẹ

Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.

19/07/2014
Mô Hình Hợp Tác Xã Giúp Bà Con Yên Tâm Nuôi Cá Mô Hình Hợp Tác Xã Giúp Bà Con Yên Tâm Nuôi Cá

Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.

19/07/2014