Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh nghiệm thâm canh cây mì phát triển bền vững

Kinh nghiệm thâm canh cây mì phát triển bền vững
Ngày đăng: 21/04/2015

Cây mì là một trong những loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Do đó vấn đề mà nhiều nông dân quan tâm là làm thế nào để cây mì phát triển bền vững.

Anh Bùi Công Ngọc (ngụ ở ấp Tân Trường, xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu), qua nhiều năm gắn bó với cây mì đã có thu nhập cao nhờ chú trọng thâm canh cây mì.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, trước đây gia đình anh Ngọc luôn vất vả do sản xuất thủ công, kiến thức canh tác hạn chế, chưa có điều kiện tiếp cận và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật… nên kết quả sản xuất rất thấp.

Từ đó, trong một thời gian dài anh đã chuyển đổi nhiều loại cây trồng khác nhau, nhưng vẫn không đạt được kết quả khả quan như mơ ước.

Qua nhiều lần chuyển đổi cây trồng, anh nhận thấy cây mì là cây tương đối dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ khá ổn định so với một số loại cây trồng khác. Chính vì vậy mà từ năm 2004 cho đến nay, ngoài tập trung trồng mì trên 12 ha đất của gia đình, anh còn thuê thêm 8 ha đất để trồng mì.

Với kinh nghiệm của bản thân và tiếp thu thêm kỹ thuật canh tác mới, anh sản xuất cây mì theo đúng quy trình. Kết quả là năng suất, sản lượng mì của anh luôn cao.

Theo anh Ngọc, mì là loại cây ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với sinh thái và điều kiện kinh tế của nông dân. Tuy nhiên, để trồng thâm canh theo hướng bền vững thì người trồng cần có chế độ canh tác hợp lý. Cây mì nếu trồng liên tiếp nhiều vụ mà không có biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm, bệnh gây hại.

Vì vậy, trong quá trình canh tác, anh Ngọc luôn chú trọng đến việc cải tạo đất trồng bằng cách hạn chế sử dụng các loại phân bón hoá học, thay vào đó là sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ, hữu cơ vi sinh hoặc trồng luân canh một số loại cây trồng khác như bắp, đậu phộng, đậu xanh…

Ngoài ra, việc lựa chọn giống mì thích hợp cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây mì. Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Châu nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung, nông dân sử dụng một số giống mì như KM94, KM98-5, KM419, MO101…

Đây là một số giống chủ lực hiện nay. Theo anh Ngọc, mỗi loại giống đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Giống mì chủ lực hiện nay của gia đình anh là KM419. Theo anh, giống này có một số ưu điểm vượt trội, phù hợp với đất đai của gia đình.

Bên cạnh đó, năng suất và độ bột của giống mì này tương đối cao, khi trồng ở khu vực đất gò, năng suất bình quân từ 45 - 50 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt có khả năng đạt 70 - 80 tấn/ha, độ bột từ 28 - 30%; khi trồng ở vùng đất thấp, thời gian thu hoạch từ 6 - 7 tháng, năng suất đạt 40 - 45 tấn/ha, độ bột 25 - 26%.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, anh Ngọc cho biết, trước khi trồng cần phải làm đất thật kỹ, tơi xốp, tạo điều kiện để củ phát triển tốt. Khi trồng, anh cho đặt hom mì xiên.

Theo anh, trồng như vậy mầm cây phát triển nhanh hơn, gặp thời tiết mưa, bão, mì vẫn không bị đất vùi lấp, vẫn phát triển, tỷ lệ nảy mầm đạt từ 96 - 98%, hạn chế giặm hom sau này. Ngoài ra, năng suất mì trồng hom xiên cũng cao hơn do phần củ phát triển tròn quanh cây và được nhiều tầng củ.

Nhờ áp dụng thành công từ việc lựa chọn giống mì, cách trồng cũng như quá trình chăm sóc hợp lý mà nhiều năm nay, năng suất mì của gia đình anh Ngọc luôn đạt bình quân từ 55 - 60 tấn/ha. Sau khi trừ đi chi phí đầu tư (khoảng 30 triệu đồng/ha) thì mỗi năm, 20 ha mì của anh cho lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng.

Hiện nay, anh đang thu hoạch mì vụ hè thu trên diện tích 5 ha, ước sản lượng khoảng 45 tấn/ha. Với giá 2.400 đồng/kg (30 chữ bột) thì vụ hè thu năm nay anh thu lời khoảng từ 50 - 60 triệu đồng/ha.

Được biết, anh Ngọc là một trong những nông dân ở Tây Ninh được mời tham dự Hội thảo quốc tế về phát triển cây mì bền vững, được tổ chức vào giữa tháng 1.2015 vừa qua.


Có thể bạn quan tâm

Với kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ Với kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ

Chính vì mạnh dạn thay đổi cây trồng, chọn giống đúng, xử lý nghịch vụ đúng kỹ thuật nên năm 2013, thu nhập từ 6 công chôm chôm, trừ chi phí còn lãi 78 triệu đồng, năm 2014, trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.

22/09/2015
Đánh chất cấm trong chăn nuôi như công an đánh ma túy Đánh chất cấm trong chăn nuôi như công an đánh ma túy

Trước thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm đang dấy nên như “điểm nóng”, trong cuộc giao ban nội bộ ngành, Bộ trưởng Bộ NNPTNT – Cao Đức Phát đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi.

22/09/2015
Lùng mua lợn nguyên lông giá cao gấp đôi để yên tâm thịt chuẩn Lùng mua lợn nguyên lông giá cao gấp đôi để yên tâm thịt chuẩn

Đặc sản lợn nguyên lông đang được các bà nội trợ chọn mua, mặc dù giá của chúng cao gấp đôi thịt lợn thường bán ngoài chợ.

22/09/2015
Chuột đồng miền Tây mùa nước nổi mập ú, ngon thịt Chuột đồng miền Tây mùa nước nổi mập ú, ngon thịt

Sau khi những cánh đồng lúa chín thu hoạch thì cũng là lúc vào mùa “săn” chuột đồng ở miền Tây - mùa nước nổi. Lúc này chuột mập ú, sạch, thịt rất ngon, nhiều dinh dưỡng, dù chế biến món gì cũng hấp dẫn và là món khoái khẩu của dân nhậu.

22/09/2015
Nho xanh bén rễ trên đất nhiễm phèn Nho xanh bén rễ trên đất nhiễm phèn

Những cây nho xanh đã bén rễ trên đất nhiễm phèn của vùng Thành Sơn, Ninh Thuận, mọc lên tươi tốt cho quả giòn ngọt mang hương vị đặc trưng.

23/09/2015