Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn của một hộ gia đình ở Tân An

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn của một hộ gia đình ở Tân An
Ngày đăng: 27/09/2015

Ông Chín Trung đầu tư xây dựng 24 bể nuôi lươn. Mỗi bể có kích thước 2 x 4 (m) đủ để thả nuôi khoảng 100 kg lươn giống.

Để tạo nơi trú ẩn cho lươn, mỗi bể ông Chín Trung lót 3 tấm vỉ tre chồng lên nhau, khoảng cách giữa mỗi tấm vỉ tre là 10 cm. Mực nước trong bể được giữ ở mức 30-40cm.

Tất cả các bể đều có hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ.

Ông Chín Trung cho biết:

“Lươn giống được ông chọn mua từ Cam-pu-chia, kích cỡ 20 - 25 con/kg. Thức ăn cho lươn chủ yếu là cá biển tươi được xay nhuyễn. Khi cho lươn ăn cần bổ sung thêm men tiêu hóa để lươn dễ hấp thu thức ăn.

Mỗi ngày, chỉ cần cho lươn ăn 1 lần, định kỳ 1 - 2 ngày thay nước 1 lần. Lươn phát triển tương đối tốt nếu mua được nguồn giống chất lượng.

Lươn hầu như không bị bệnh, nếu có thường chỉ là bệnh ngoài da hoặc đường tiêu hóa nhưng rất dễ điều trị”.

Khi đến tham quan, bà con nông dân đã được ông Chín Trung chia sẻ một số kiến thức cơ bản về tập tính của lươn, giới thiệu về quy trình, kỹ thuật trong việc nuôi lươn như: việc xây dựng chuồng trại, vệ sinh, cách chăm sóc, thức ăn, cách thức cho ăn, thay nước…

Với nguồn giống tốt và chăm sóc đầy đủ có thể thu hoạch lươn sau khi nuôi khoảng 4 - 5 tháng, lúc này trọng lượng có thể đạt khoảng 3 con/kg.

Với giá dao động từ 110.000 – 150.000 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận đạt khoảng 50% so với vốn đầu tư ban đầu.

Ông Chín Trung khuyến cáo bà con mới nuôi thì chỉ nên nuôi 1 - 2 bể với mật độ thưa khoảng 40 - 50 kg lươn giống cho mỗi bể để tự có kinh nghiệm rồi phát triển dần lên.

Qua tham quan thực tế cho thấy mô hình nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt nếu có nguồn giống tốt và chăm sóc lươn đúng kỹ thuật.

Hy vọng sau đợt tham quan, bà con nông dân của thành phố Tân An học tập được nhiều vấn đề cần thiết để có thể nuôi lươn như một trong những đối tượng thủy sản có nhiều triển vọng phát triển phù hợp với các xã ngoại vi thành phố Tân An theo định hướng phát triển nông nghiệp ven đô.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau Muống Lấy Hạt Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Rau Muống Lấy Hạt Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất và kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã Hiệp Xương (An Giang) có nhiều giải pháp tập trung thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để tăng lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong đó, mô hình “Trồng cây rau muống lấy hạt” là một trong những điển hình của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Tân.

28/07/2013
Diện Tích Trồng Nấm Rơm Giảm Mạnh Ở Chợ Mới (An Giang) Diện Tích Trồng Nấm Rơm Giảm Mạnh Ở Chợ Mới (An Giang)

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết: Vụ đông xuân 2013, diện tích trồng nấm rơm giảm 27,8% so vụ đông xuân trước.

08/05/2013
Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Đồng Ruộng Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Đồng Ruộng

Nhờ thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng một cách hiệu quả, những năm gần đây, năng suất và sản lượng tại nhiều cánh đồng Đại Lộc không ngừng tăng lên.

28/07/2013
Vượt Khó Làm Giàu Vượt Khó Làm Giàu

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

28/07/2013
Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An) Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An)

Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".

09/05/2013