Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ

Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ
Ngày đăng: 01/08/2015

Chiều 31/7, tại huyện đảo Vân Đồn, trời vẫn mưa như trút. Theo Phòng NN-PTNT Vân Đồn,  toàn huyện có 313 ha lúa non vừa cấy bị ngập úng. Trong đó, nhiều nhất là xã Bình Dân 100ha, Đài Xuyên 80ha, Đoàn Kết 50ha, Vạn Yên 38ha, Ngọc Vừng 15ha và Bản Sen 30ha.

Trao đổi với PV NNVN, ông Lý Văn Khương, Chủ tịch UBND xã Bình Dân cho biết, gần 100ha lúa của địa phương này đã chìm trong biển nước ngày thứ 4. Đêm và sáng 31/7, trời không mưa, nước rút nhanh, một phần diện tích lúa đã trồi khỏi mặt nước. Tuy nhiên, sang buổi chiều, mưa lớn tiếp diễn, nguy cơ ngập úng lại tiếp diễn.

Ông Cao Thế Đơn, Chủ tịch UBND xã Đài Xuyên cho hay, toàn xã gieo cấy 110ha lúa mùa thì bị ngập úng khoảng 80ha, tập trung ở các thôn Xuyên Hùng, Kỳ Vầy, Voòng Tre, Đài Văn… Toàn bộ diện tích này mới được gieo cấy được hơn 10 ngày. 5 cửa cống thoát nước mở 24/24 để phục vụ công tác tiêu úng.

“Nếu trời không mưa, chỉ 2 ngày là nước rút, chúng tôi sẽ sớm thống kê được thiệt hại. Nhưng nếu trời còn mưa, khi nước rút buộc phải cấy lại bằng những giống lúa ngắn ngày để kịp thời vụ”, ông Đơn cho biết thêm.

Còn tại xã Đoàn Kết, công tác tiêu nước chống úng cho lúa cũng đang được triển khai nhanh chóng. Bà Điệp Thị Hạnh, thôn Đồng Cậy cho biết, nhà trồng hơn 8 sào thì có 3 sào bị ngập úng. Do ngập úng gần 1 tuần, toàn bộ 3 sào lúa kể trên đã bị chết, rễ chuyển sang màu đen, thối. Bà Hạnh đã tính đến phương án thuê máy bừa lại đất để cấy lại.   

Trao đổi với PV, ông Đào Trung Kiên, Trưởng phòng NN-PTNT Vân Đồn cho biết, với những diện tích lúa đang bị ngập úng, nguy cơ cấy lại là rất cao. Biện pháp tại chỗ là lựa theo con triều để tháo nước, tiêu úng cho đồng ruộng.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Với Xu Hướng Chọn Phân Hữu Cơ Sinh Học Nông Dân Với Xu Hướng Chọn Phân Hữu Cơ Sinh Học

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

28/06/2013
Nghề Nuôi Ong Mật Ở Giếng Đá Nghề Nuôi Ong Mật Ở Giếng Đá

Tận dụng lợi thế địa hình xã có nhiều đồi núi và vườn cây ăn quả, nhiều hộ dân ở xóm Giếng Đá, xã Tiền An (Quảng Yên - Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ong lấy mật. Từ đây, ong đã trở thành con vật nuôi xoá đói giảm nghèo hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

12/09/2013
Chuyển Đổi Cây Trồng Vật Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỏa Tình Chuyển Đổi Cây Trồng Vật Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỏa Tình

Tỏa Tình là 1 trong 2 xã của tỉnh Điện Biên được chọn thí điểm thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch xã. Xã sớm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả. Hiện nay, Tỏa Tình đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, sơn tra cho giá trị thu nhập cao.

28/06/2013
Kiểm Tra Ao Nuôi, Ổn Định Môi Trường Nuôi Tôm Nước Lợ Kiểm Tra Ao Nuôi, Ổn Định Môi Trường Nuôi Tôm Nước Lợ

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa công bố kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đợt 1, tháng 9. Các mẫu xét nghiệm cho thấy hiện tại độ pH trong nước các ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp, không phát hiện khí độc NH3; vi khuẩn vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước ao nuôi với mật độ thấp; các mẫu kiểm tra không có ký sinh trùng, vi rút gây bệnh.

16/09/2013
Gặp Ngư Dân Đầu Tiên Của Nghề Nuôi Cá Da Trơn Gặp Ngư Dân Đầu Tiên Của Nghề Nuôi Cá Da Trơn

LTS: Hàng chục năm trước, những ngư dân vùng đầu nguồn An Giang đã gầy dựng nên nghề nuôi cá da trơn. Cũng từ đó, tiếng tăm con cá tra, cá ba sa vang xa và trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia.

19/09/2013