Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành

Vì vậy việc áp dụng quy trình nuôi cá tra sạch sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm chi phí đầu tư, cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đang là vấn đề quan tâm của nhiều người nuôi.
Dưới đây là vài kinh nghiệm từ thực tế:
Trước khi thả giống 10 – 15 ngày, tiến hành cải tạo ao, loại bỏ bùn đáy ao, rải vôi.
Xử lý nước bằng hóa chất trước khi nhập giống 1 – 2 ngày.
Sau khi đem giống về thì 2 ngày đầu không cho cá ăn, sau đó cho ăn thức ăn viên có trộn vitamin C và men tiêu hóa (trộn theo liều lượng ghi trên bao bì) cá tiêu hóa tốt sẽ giảm hao hụt bước đầu.
Tháng đầu cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên; tháng kế tiếp cho cá ăn bằng thức ăn tự chế với tỷ lệ 4/6 (cám 40%, cá tạp 60%) và các tháng tiếp theo thay đổi tỷ lệ là 5/5 (50% cá + 50% cám); các tháng cuối cho ăn thức ăn công nghiệp.
Trong quá trình nuôi vẫn định kỳ trộn vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn.
Thường xuyên theo dõi môi trường, sức ăn của cá, tùy lượng thức ăn cá mà kéo dài hay rút ngắn thời gian hút bùn đáy, khoảng 3 tháng hút loại bỏ bùn đáy ao một lần và xử lý nước bằng vi sinh.
Chú ý khi cá rộ lên, xem lại nguồn nước có dơ không thì bơm nước mới, hoặc chưa xử lý thì phải xử lý bằng chế phẩm vi sinh.
Chú ý nơi cung cấp thức ăn, thuốc phải uy tín.
Lưu ý: Vào mùa nước lũ về cá hay bị sán ký sinh, lúc này nên sử dụng hóa chất xử lý nước và trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn liên tục 2 – 3 ngày thì hiệu quả diệt sán rất cao.
Sau khi xử lý ký sinh trùng, khoảng 2 – 3 ngày sau xử lý lại bằng chế phẩm sinh học.
Với cách xử lý này, nước trong ao nuôi luôn tốt, không có mùi hôi, cá ăn mạnh và kéo dài được thời gian bơm nước.
Khi xác định đàn cá nuôi bệnh do vi khuẩn, tiến hành mổ cá chết kiểm tra nội tạng, nếu thấy có chất dịch hoặc dấu hiệu ở gan thận thì mới sử dụng kháng sinh để trị.
Việc sử dụng các chế phẩm sinh học kéo dài thời gian thay nước, chất lượng cá đạt tiêu chuẩn cá xuất khẩu, giảm nhiều chi phí hơn sử dụng hóa chất, kháng sinh.
Nếu không xử lý vi sinh phải bơm cấp nước thường xuyên, tốn chi phí xử lý nước thải.
Về lâu dài, nguồn nước thải ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra thịt vàng, giá thấp so cùng loại (thịt trắng); càng thấp hơn so với giá cá basa. Vậy làm thế nào để thịt cá không bị vàng? Cá basa thích nghi với môi trường trong sạch, mát, dưỡng khí trong nước cao hơn. Vì vậy, chúng thường được nuôi nhiều trong bè trên các dòng sông lớn. Còn cá tra, ngoài các đặc điểm sống như cá ba sa còn có khả năng sống ở môi trường nước tù đọng, dưỡng khí hoà tan thấp. Cả hai loài cá này đều ăn các thức ăn giống nhau. Nhưng do chúng sống ở môi trường khác nhau nên phẩm chất thịt khác nhau về màu sắc. Màu sắc thịt cá chủ yếu là do thức ăn và do sắc tố. Trong môi trường nước có nhiều sinh vật tảo và khí độc thì thịt cá tra sẽ bị vàng. Thịt cá càng bị vàng nhiều nếu nhu cầu thức ăn không đủ cho cá và chúng phải tìm thức ăn bên ngoài. Sắc tố của từng con cá cũng khác nhau.

Cty CP GreenFeed VN là nhà sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy hải sản chất lượng cao với những thương hiệu nổi tiếng như thức ăn gia súc HiGain, GreenFeed (5 sao), thức ăn dạng viên cho cá nước ngọt và nước mặn AquaGreen và SuperWhite.

Vấn đề liên quan đến thịt vàng trên cá tra rất được các nhà khoa học, các người nuôi cá quan tâm bởi vì cá tra thịt vàng không được các nhà máy chế biến ưa chuộng, do đó khó tiêu thụ. Giá giảm từ 10 - 20% so với cá tra thịt trắng.

Năm 2004, năm đầu tiên ngành chăn nuôi thủy sản tỉnh AG đạt tổng sản lượng trên 152.000 tấn cá nuôi, tăng 11,9% so năm 2003, đạt kim ngạch xuất khẩu 120 triệu USD, vượt qua kim ngạch xuất khẩu gạo. Nuôi trồng thủy sản trở thành một ngành mũi nhọn trong kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Tuy đạt sản lượng cao, nhưng chất lượng nuôi trồng thủy sản đạt chưa cao, đã ít nhiều bị ảnh hưởng đến thu nhập cho người chăn nuôi. Một vấn đề được đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản ?

Cá tra, basa cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm