Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Phi Dòng Gift

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Phi Dòng Gift
Ngày đăng: 05/01/2012

Nuôi bán thâm canh trong ao: Mật độ thả 2 – 3 con/m2; cỡ giống thả từ 15 – 20g/con.

Thức ăn: Bón phân gây màu sắc để tạo thức ăn tự nhiên, đồng thời bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng đạm từ 18 – 20%. Thành phần nguyên liệu phối chế bao gồm: Cám gạo 40%, bột bắp 17%, khô đậu phộng 15%, premix 1%. Hỗn hợp trên cần nấu chín, ngày cho ăn 2 – 3 lần, lượng cho ăn bằng 2 – 3% trọng lượng cá trong ao. Nên cho thức ăn vào sàn hoặc khay cố định để kiểm tra theo dõi.

Bón phân: Dùng phân chuồng ủ kỹ (2 – 3% CaO), bón 25 – 30kg/100m2 ao/tuần. Phân vô cơ tỷ lệ đạm, lân 4/1 bón với lượng 0,2kg/100m2, tuần bón 2 lần, phải hòa tan trong nước và té đều trên mặt ao vào lúc trời mát. Nếu không có phân chuồng, có thể dùng phân xanh.

Sau thời gian nuôi 4 – 6 tháng, tỷ lệ sống từ 85 – 90%. Năng suất đạt từ 8 – 10 tấn/ha.

Nuôi thâm canh:

Diện tích ao: Diện tích thích hợp là 2.000 – 3.000m2, độ sâu 1,5 – 2m, pH từ 6,5 – 7,5. Ao phải có nguồn cung cấp nước sạch chủ động và được cải tạo kỹ trước khi nuôi. Mật độ nuôi: 6 – 8 con/m2, cỡ giống 30 – 50g/con.

Thức ăn: Dùng thức ăn chế biến Proconco, Higro, AF, Cargill… hay thức ăn tự phối chế, có hàm lượng đạm từ 18 – 35%, thức ăn cho ăn nổi trên mặt nước khoảng 2 giờ.

Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để có thể điều chỉnh tăng hay giảm lượng thức ăn.

Cần sục khí cho cá từ tháng nuôi thứ 2, mỗi ngày 6- 8 giờ (sục từ 23 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau).

Thay nước khi ao quá bẩn, mỗi lần thay từ 1/3 – 2/3 lượng nước trong ao. Tháng thứ nhất không thay nước, tháng thứ 2 thay một lần, tháng thứ 3 thay 2 lần, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mỗi tuần thay nước một lần.

Thu hoạch: Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt 400 – 600g/con là có thể thu hoạch, giữ lại cá nhỏ để nuôi tiếp. Đối với cá làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu, nên đưa cá lên nuôi ở bể nước chảy 2 – 4 ngày nhằm loại bỏ mùi hôi để nâng cao chất lượng cá.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi ghép cá rô phi với tôm Nuôi ghép cá rô phi với tôm

Gần đây nhiều người nuôi thường đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc nuôi ghép cá rô phi và tôm nhằm hạn chế bệnh “gan tụy” (EMS)?

12/09/2015
Nuôi ghép cá rô phi trong ao tôm Nuôi ghép cá rô phi trong ao tôm

Nuôi ghép cá rô phi trong ao tôm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa hai loài; tận dụng được thức ăn thừa và chất thải hữu cơ trong ao

12/09/2015
Lợi ích nuôi ghép cá rô phi với tôm Lợi ích nuôi ghép cá rô phi với tôm

Xuất phát từ những yêu cầu xây dựng một mô hình nuôi bền vững mang tính an toàn cao, mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm

12/09/2015
Vai trò của cá rô phi trong ao tôm Vai trò của cá rô phi trong ao tôm

Bà con nuôi tôm ở Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang ứng dụng quy trình nuôi tôm luân canh với cá rô phi, cá chẻm, cá kèo theo hình thức tuần hoàn khép kín

12/09/2015
Minh Phú dùng cá rô phi kiểm soát EMS nhất cử lưỡng tiện Minh Phú dùng cá rô phi kiểm soát EMS nhất cử lưỡng tiện

Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm

08/09/2015