Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Khai Thác Nhựa Cây Sơn

Kinh Nghiệm Khai Thác Nhựa Cây Sơn
Ngày đăng: 08/03/2012

Cây sơn ở vùng Tam Nông - Phú Thọ cho chất lượng nhựa khai thác rất cao đặc biệt về độ bám, độ bền. Các sản phẩm như đồ gỗ gia dụng, thuyền, đò, thúng, mủng và sơn mài làm từ nhựa sơn vùng này đều rất tốt, rất bền. Trồng sơn đang giúp phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhiều bà con nơi đây.

Sau đây là những kinh nghiệm khai thác nhựa cây sơn của bà con vùng này.

Thông thường, khi được 3 năm tuổi, cây sơn sẽ tiêu chuẩn khai thác. Ở độ tuổi này, cây sơn đã tương đối thành thục. Do vậy, chất lượng và khối lượng sơn khai thác được đảm bảo. Hơn nữa, tuổi thọ của cây cũng dài hơn.

Sau khi đã xác định được những cây đạt tiêu chuẩn, bà con tiến hành công việc khai thác nhựa.

Dụng cụ thu sơn: vỏ con chai và một con dao chuyên cắt sơn.

Dao cắt sơn là dụng cụ góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Dao tốt, lát cắt đẹp, năng suất nhựa thu được cao. Do vậy, bà con nên chuẩn bị con dao bài mỏng lưỡi, chiều dài từ 18 – 20 cm, chiều rộng 4 – 5 cm; lưỡi sắc mũi nhọn, sống dao dày để dễ ghì khi cắt vỏ.

Thời gian cắt sơn tốt nhất là lúc mặt trời chưa mọc, vì gặp nắng là sơn ngừng chảy. Do vậy, dựa vào diện tích và số cây của gia đình, bà con nên tính toán để việc thu sơn được hiệu quả nhất, sơn có chất lượng cao nhất.

Bà con chú ý, thời điểm cắt sơn phải vào những lúc trời râm mát, đặc biệt, không được cắt sơn khi trời mưa, để nước mưa không chảy vào nhựa sơn. Bởi, nếu gặp mưa nhựa sơn sẽ bị chua.

Khi cắt miếng sơn, phải cắt thật mỏng miếng. Bởi nếu cắt quá dầy, sự sinh trưởng của cây bị ảnh hưởng, hơn nữa năng suất nhựa thu được cũng giảm xuống.

Sau cắt khoảng 2 tiếng, nhựa cây không chảy ra nữa, lúc này bà con thực hiện việc đi thu nhựa. Dụng cụ chứa đựng nhựa sơn có thể bằng gỗ, chú ý, bà con tuyệt đối không được dùng dụng cụ bằng kim khí. Không để mặt sơn tiếp xúc trực tiếp với không khí để tránh ô xy hóa, đóng thành váng đen gây hao sơn. Dụng cụ đựng sơn cần phải có nắp đậy bằng tre và giấy bản mỏng.

Sau đó, cứ 3-4 ngày bà con lại tiến hành thu nhựa sơn 1 lần. Sau khoảng 7-10 năm, năng suất nhựa giảm xuống, bà con nên tiến hành trồng mới lại vườn cây.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Bảo Vệ Nguồn Lợi Cá Đồng Bắt Đầu Từ Ý Thức Của Người Dân Cà Mau Bảo Vệ Nguồn Lợi Cá Đồng Bắt Đầu Từ Ý Thức Của Người Dân

Vào mùa khô, mùa thu hoạch cá đồng, người nuôi cá lựa bắt những con cá lớn để bán, con nào còn nhỏ giữ lại để làm cá giống cho mùa sau. Khi mùa mưa đến, cá mang trứng ra môi trường tự nhiên để đẻ con. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả cá mẹ và cá non bị săn bắt ráo riết, nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.

07/07/2014
Nông Dân Xã Đồng Nai Đã “Nản” Với Ca Cao? Nông Dân Xã Đồng Nai Đã “Nản” Với Ca Cao?

Những năm trước, nông dân xã Đồng Nai (Bù Đăng - Bình Phước) vui mừng vì trồng xen ca cao trong vườn điều cho hiệu quả kinh tế cao. Hai năm qua, người trồng ca cao ở đây lại “nản” vì giá cả thất thường và nấm bệnh xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà vườn có kinh nghiệm, giá ca cao đang ổn định và vấn đề sâu bệnh không đáng ngại, chỉ cần chủ động chăm sóc, phòng trị bệnh, cây sẽ cho năng suất cao.

02/12/2014
Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

07/07/2014
Chanh Không Hạt Tăng Giá Trở Lại Chanh Không Hạt Tăng Giá Trở Lại

Theo dự báo, mức giá này không dừng lại và sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 đồng từ nay đến Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được xác định là vào cuối vụ, bà con nhà vườn đang xử lý ra hoa đậu trái cho vụ mùa nghịch. Hiện nay, Hợp tác xã Thạnh Phước mỗi ngày chỉ cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn trái.

02/12/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Thâm Canh Keo Tai Tượng Hiệu Quả Từ Mô Hình Thâm Canh Keo Tai Tượng

Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.

07/07/2014