Kim ngạch xuất khẩu tôm 2015 có thể giảm mạnh ở hàng loạt thị trường trọng điểm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ cuối tháng 7, với các yếu tố về nguồn cung và thuế chống bán phá giá thấp, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm dự kiến tăng so với những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng không cao do đồng USD vẫn cao và các nhà xuất khẩu Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường này.
Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm đạt 638 triệu USD, giảm 40% so với năm 2014.
Tính đến 15/7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 284,6 triệu USD, giảm 50,8% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số ba thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá xuất khẩu giảm và đồng USD tăng giá.
Giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5-2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái mà vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan 1,5-2 USD/kg.
Mỹ là thị trường đứng đầu, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam nhưng lại sụt giảm mạnh nhất. Bên cạnh đó xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU giảm lần lượt 18,6% và 15,2% do đồng yen và đồng euro giảm giá mạnh so với đồng USD khiến các nhà nhập khẩu hạn chế mua vào hoặc tìm cách hạ giá nhập.
Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc cũng giảm với hai con số, lần lượt 26,1% và 19,3%. Do đó, tính đến giữa tháng 7/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28,1%. Trong đó, tôm chân trắng đạt 824,2 triệu USD, giảm 29,2%; tôm sú đạt 460,2 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nuôi tôm tại tổ hợp tác ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1.
Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đến hết quý 3 năm 2015, toàn tỉnh có gần 192 ha diện tích thả nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn về kinh tế do nhiễm bệnh.

Tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng thế giới. Mà tôm khô ngon, được nhiều người biết đến nhờ chỉ dẫn địa lý là tôm khô Rạch Gốc (Cà Mau).
Nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với đó chính sách hỗ trợ tàu thuyền khai thác xa bờ giải quyết kịp thời đã khuyến khích ngư dân mạnh dạn vươn khơi bám biển.

Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .