Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tháng Một Giảm Gần 14%

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước ước đạt 1,95 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trái ngược với xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm vừa qua, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê, gỗ, hạt tiêu…
Cụ thể, giảm mạnh nhất là ngành hàng càphê, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014 với sản lượng xuất khẩu càphê tháng Một chỉ ước đạt 100.000 tấn và giá trị ước đạt 202 triệu USD.
Tiếp theo đó là sự sụt giảm mạnh đối với ngành hàng thủy sản. Ngành hàng thủy sản trước giờ vẫn được xem là điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của cả nước, tuy nhiên, trong tháng Một, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 412 triệu USD và giảm tới 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngành hàng gạo cũng đang rơi vào tình trạng giảm mạnh cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng Một chỉ ước đạt 312.000 tấn với trị giá khoảng 152 triệu USD, giảm đến 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng cùng kỳ năm trước.
Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng, song lại sụt giảm về giá trị như cao su, tăng tới 70,5% về khối lượng nhưng lại giảm 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng Một đạt 109.000 tấn, giá trị đạt 112 triệu USD.
Trong khi đó, các ngành hàng như chè, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn vẫn duy trì được mức tăng trưởng. So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu tháng Một của ngành chè tăng 1,4% về lượng và tăng 5,7% về giá trị; ngành sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 7,9% về lượng và tăng 12,8% về giá trị…
Có thể bạn quan tâm

Từ quyết tâm thoát nghèo, bằng ý chí và nghị lực kiên cường, chị Lâm Thị Nụ, tiểu khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư vào cây cam. Vượt qua những khó khăn và thất bại, sau 10 năm gắn bó, cây không phụ lòng người, giúp gia đình chị thoát nghèo và trở thành tỷ phú.

Những năm gần đây, giá cam cam xoàn ở huyện Long Mỹ luôn đứng ở mức cao, từ 27.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10 - 15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái với năng suất trung bình từ 20 đến 30 tấn/ha. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí người trồng cam còn thu lời từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi héc-ta. Theo thống kê, huyện Long Mỹ hiện có hơn 300ha cam xoàn, trong đó có gần 100ha đang cho trái.

Bộ NN&PTNT cho biết, Chỉ thị được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu có văn bản gửi Bộ thông báo tình trạng gia tăng đột biến các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh và đề nghị phía Việt Nam phải có các biện pháp khắc phục khẩn cấp, thông báo lại cho phía họ trước ngày 9/1/2015.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ tiền xây dựng ao lắng cho người nuôi tôm. Theo đó, những hộ xây dựng ao lắng mới sẽ được hỗ trợ 70 triệu đồng/ha, 35 triệu đồng/ha cho những hộ thực hiện cải tạo lại ao với điều kiện các hộ phải trong tổ hợp tác, liên kết.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.