Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD

Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.
Căn cứ vào số liệu của Tổng cục Hải quan, Bộ NN&PTNT nhận định: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan tiếp tục duy trì là 3 thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 31,19%, 16,3% và 11,09% tổng giá trị xuất khẩu.
Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu điều phục vụ chế biến trong nước mới chỉ đáp ứng được 40 – 50% công suất chế biến (do diện tích trồng điều bị thu hẹp vì thiếu sức cạnh tranh so với các cây công nghiệp khác), Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất điều bền vững cũng như ưu tiên kinh phí nghiên cứu giống và kỹ thuật canh tác điều thông qua dự án giống điều, dự án khuyến nông điều.
Ngoài ra, Cục Trồng trọt cũng đang tập trung hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2020 cùng với đề án trồng thay thế giống điều chất lượng tốt giai đoạn 2014 – 2020 và xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ thâm canh điều, nhất là các chính sách về tín dung…
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở VN vào thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nhưng đến nay dịch cúm vẫn hoành hành và gây thiệt hại rất nặng.

Cùng với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và cá ba sa, cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn để xuất khẩu.

Mấy năm trở lại đây, cá lóc trở thành vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) từng bước thoát nghèo. Tuy nhiên, trong khi người nuôi cá vui vì có thu nhập khá thì những hộ dân xung quanh lại phải “gánh” nỗi lo vì môi trường bị ô nhiễm.

"Nếu tôi là họ sẽ không tham gia dự án này vì chưa nhìn thấy hiệu quả. Thêm nữa, sẽ bấu víu vào đâu khi kịch bản xấu nhất xảy ra?"

Là địa phượng nằm trong vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc - Ninh Thuận) có 4 thôn với dân số gần 8.550 người, sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù vùng cuối kênh Bắc thường thiếu nước sản xuất nên nhiều nông hộ đã đào ao tích nước phục vụ trồng trọt và nước uống cho đàn gia súc, gia cầm.