Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ có thể đạt trên 11 tỉ USD

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, hiện hơn 60% hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản - 2 thị trường chủ chốt trong đàm phán TPP với thuế suất trung bình cho hàng dệt may tại Mỹ trên 17%.
Trong đó, tốc độ xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã ở mức tăng trưởng 12-13%/năm.
Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2014 có thể sẽ tăng lên 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỉ USD.
Dự báo khi Hiệp định TPP được thực thi thì với những ưu đãi trong khuôn khổ TPP, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng lên mức trên 20%, nghĩa là Mỹ sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Những cơ hội mà TPP mang lại cho Việt Nam là vô cùng to lớn.
Tuy nhiên không phải khi có hiệu lực, TPP sẽ mang lại ngay những lợi ích cho doanh nghiệp.
Việc tận dụng cơ hội của TPP như thế nào còn tùy thuộc vào những chính sách cũng như nỗ lực của Chính phủ cũng như nỗ lực của chính doanh nghiệp...
Nhằm trao đổi, chia sẻ những cơ hội và cách tiếp cận thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp ngành thời trang dệt may, da giày, tại hội thảo các chuyên gia trong và ngoài nước đã cung cấp các thông tin về triển vọng bán lẻ, xu hướng nguồn hàng tại thị trường Mỹ và các giải pháp để doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam chiếm lĩnh thị phần trong điều kiện kinh doanh toàn cầu thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của giấy chứng nhận trách nhiệm toàn cầu về sản phẩm may mặc đối với nhà nhập khẩu Mỹ và Hội chợ tìm kiếm nguồn hàng lớn nhất tại Mỹ về thời trang dệt may, da giày Sourcing at Magic.
Đây là nguồn cung ứng và điểm đến cho người mua và các chuỗi cung cấp lẻ cho các thương hiệu thời trang của Mỹ trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người nông dân nuôi tằm tại Trung Quốc đã dần thay đổi và cải tiến phương thức nuôi tằm.

Thử nghiệm nuôi cá bóp lồng bè (còn gọi là cá bớp, bốp) ở Cà Mau bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân trên đảo Hòn Chuối.

Từ thôn thuần nông nghèo nhất xã Hoàng Đông (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), đến nay, Bạch Xá đã trở thành địa chỉ hàng đầu nuôi và cung cấp "đặc sản" rắn hổ mang, rắn hổ trâu ở tỉnh này, mang lại tiền tỷ cho không ít hộ gia đình.

Một số huyện ven đô Hà Nội, Vĩnh Phúc- vùng chăn nuôi bò sữa truyền thống của các tỉnh phía Bắc đang đô thị hóa quá nhanh, đẩy dần đàn bò sữa dời khỏi các vùng này. Trong sự dịch chuyển ấy, Hà Nam nổi lên như một tỉnh nuôi bò sữa tiềm năng.

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).