Kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 9 tháng qua tăng 9,6%

Tính chung 9 tháng của năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014
Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI không kể dầu thô ước đạt 82,2 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 68,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; tính cả dầu thô ước đạt 85,2 tỷ USD, tăng 15,8%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao là: dệt may đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,6%; da giầy đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,4%; gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 9,1%; điện thoại và các linh kiện đạt 23,2 tỷ USD, tăng 34%; máy tính và linh kiện điện tử đạt 11,4 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước...
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Trong 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng 19,6%, chiếm tỷ trọng khoảng 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu tăng 12,5%, chiếm tỷ trọng 10,4%; EU, kim ngạch xuất khẩu tăng 12,4%, chiếm tỷ trọng khoảng 18,9%...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 của cả nước ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước; trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 2,5%. Tính chung 9 tháng, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 9 tháng năm 2015 gồm: xăng dầu đạt 7,1 triệu tấn, tăng 7,5% về lượng; sắt thép các loại 11,5 triệu tấn, tăng 41,5% về lượng; phân bón 3,2 triệu tấn, tăng 8,4% về lượng; máy móc thiết bị đạt 20,9 triệu USD, tăng 30% về kim ngạch; máy tính và linh kiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 31% về kim ngạch…
Về thị trường nhập khẩu, 9 tháng năm 2015, nhập khẩu từ châu Á chiếm khoảng 80,2% tổng kim ngạch nhập khẩu…
Như vậy, trong 9 tháng qua, nền kinh tế nhập siêu khoảng 3,9 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Hướng đến công nghệ chế biến nhằm tăng thêm giá trị cho xoài, tránh được rủi ro khi thị trường xuất khẩu có vấn đề, đồng thời triển khai đồng bộ thị trường nội địa và xuất khẩu là phương thức hay mà An Giang cần nghĩ đến” – kỹ sư Phan Nhật Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Mê Kông (TP. Cần Thơ), chia sẻ.

Tiêu biểu trong phong trào này là hộ bà Phan Thị No và bà Phan Thị Phơ. Hai bà không chỉ trồng các loại rau màu theo thời vụ mà còn trồng dưa hấu trên bờ bao vuông tôm. Mô hình này đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình đón những mùa xuân sung túc.

Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.

Giống như mọi ngày, hôm nay, khi mặt trời vừa ló dạng, ông Bảy Khắc (Thái Văn Khắc, ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thong thả tập kết thức ăn lên xuồng, bơi trên đầm cho tôm ăn. Vừa cho tôm ăn, ông đưa mắt nhìn những cánh quạt đang quay đều mà lòng đầy phấn khởi, hy vọng vụ tôm này sẽ thắng lợi như năm trước.

Trước yêu cầu này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá không liên quan đến đánh bắt, khai thác hải sản nên vẫn khuyến khích bà con, doanh nghiệp đầu tư, còn tàu đánh bắt xa bờ thì phải phát triển đúng quy hoạch để bảo tồn nguồn lợi thủy sản.