Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà-Phê Đạt Hơn 3 Tỷ USD

Dù giảm so với niên vụ trước nhưng khối lượng và kim ngạch cà-phê xuất khẩu của nước ta trong niên vụ 2012-2013 vẫn đạt hơn 1,3 triệu tấn và hơn 3 tỷ USD.
Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Nếu tính cả niên vụ 2012-2013 (từ tháng 10-2012 đến 9-2013), tổng lượng cà-phê nước ta xuất khẩu đạt 1.417.878 tấn, đạt tổng kim ngạch hơn 3,038 tỷ USD, giảm 11,2% về khối lượng và giảm 10,3% về giá trị so với niên vụ 2011-2012.
Tuy vậy, đây là năm thứ ba ngành cà-phê nước ta đạt được khối lượng xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn và kim ngạch hơn 3 tỷ USD. Hơn nữa, với mức giá cà-phê nhân xô trung bình từ 38 triệu đến 39 triệu đồng/tấn, người trồng cà-phê vẫn có lãi.
Về thị trường, trong niên vụ 2012-2013, Đức đã vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường nhập khẩu cà-phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 10% thị phần; Hoa Kỳ đứng thứ hai với 8% thị phần.
Ngành cà-phê sẽ tiếp tục gặp không ít khó khăn trong niên vụ tới khi tình trạng hạn hán đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khoảng 40.000 ha và khiến 5.000 ha cà-phê bị mất trắng. Bên cạnh đó, tình hình sâu lạ, bệnh, thoái hóa giống cà-phê cùng với giá nhiều loại vật tư đầu vào tăng cao khiến hoạt động canh tác cà-phê bị thu hẹp và đối mặt nhiều rủi ro.
Do vậy, Vicofa dự báo sản lượng cà-phê của niên vụ 2013-2014 sẽ giảm khoảng 15% so với niên vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.

Với đầu ra ổn định, trung bình mỗi sào thu về từ 8 – 10 triệu đồng/năm, cây mía tím đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở một số huyện miền tây Thanh Hóa như huyện Bá Thước, Quan Hóa...

Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg.