Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà-Phê Đạt Hơn 3 Tỷ USD

Dù giảm so với niên vụ trước nhưng khối lượng và kim ngạch cà-phê xuất khẩu của nước ta trong niên vụ 2012-2013 vẫn đạt hơn 1,3 triệu tấn và hơn 3 tỷ USD.
Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Nếu tính cả niên vụ 2012-2013 (từ tháng 10-2012 đến 9-2013), tổng lượng cà-phê nước ta xuất khẩu đạt 1.417.878 tấn, đạt tổng kim ngạch hơn 3,038 tỷ USD, giảm 11,2% về khối lượng và giảm 10,3% về giá trị so với niên vụ 2011-2012.
Tuy vậy, đây là năm thứ ba ngành cà-phê nước ta đạt được khối lượng xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn và kim ngạch hơn 3 tỷ USD. Hơn nữa, với mức giá cà-phê nhân xô trung bình từ 38 triệu đến 39 triệu đồng/tấn, người trồng cà-phê vẫn có lãi.
Về thị trường, trong niên vụ 2012-2013, Đức đã vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường nhập khẩu cà-phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 10% thị phần; Hoa Kỳ đứng thứ hai với 8% thị phần.
Ngành cà-phê sẽ tiếp tục gặp không ít khó khăn trong niên vụ tới khi tình trạng hạn hán đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khoảng 40.000 ha và khiến 5.000 ha cà-phê bị mất trắng. Bên cạnh đó, tình hình sâu lạ, bệnh, thoái hóa giống cà-phê cùng với giá nhiều loại vật tư đầu vào tăng cao khiến hoạt động canh tác cà-phê bị thu hẹp và đối mặt nhiều rủi ro.
Do vậy, Vicofa dự báo sản lượng cà-phê của niên vụ 2013-2014 sẽ giảm khoảng 15% so với niên vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.