Kiểng Trái Sẵn Sàng Đón Tết

Hiện các loại kiểng trái trồng trong chậu như vú sữa, mận, khế, bưởi, ổi, tắc…, đã được các nhà vườn chuẩn bị sẵn để tung ra thị trường dịp tết Nguyên đán.
Mức giá các loại kiểng trái này lên đến vài triệu đồng/chậu...
Trào lưu trồng kiểng trái đang lan rộng khắp các tỉnh ĐBSCL nên trước khi xuân về, nhà vườn tất bật chuẩn bị những sản phẩm đẹp, mới lạ để đáp ứng nhu cầu chưng tết.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.
Anh Tòng, cho biết: Trước đây, làm mai vàng nhiều rủi ro, chi phí cao và đầu ra lên xuống thất thường. Từ khi chuyển sang làm kiểng trái trong chậu thì lợi nhuận tăng lên đáng kể mà không sợ ế hàng, mất giá.
Biết được thị hiếu của người tiêu dùng, nhiều nhà vườn ở Chợ Lách, Sa Đéc…đưa các giống cây ăn trái vào chậu để tạo dáng, xử lý ra quả đúng dịp tết, từ đó họ đã kiếm được bạc triệu sau mỗi vụ sản xuất.
Với tâm lý đầu năm ai cũng cầu mong giàu sang, bình yên, khỏe mạnh…, bằng việc chưng những loại trái cây mang màu sắc đầy ý nghĩa, anh Đỗ Tiến Bình ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, cho biết: “Mỗi năm tôi tạo ra vài chục cây kiểng trái là có nguồn thu vài chục triệu đồng.
Tôi đưa một số cây ăn trái như vú sữa, mận, ổi, bưởi ... vào chậu, điều khiển cho nó ra trái đúng dịp tết, kết hợp với tạo dáng cây đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng là không lo đụng hàng...”.
Những năm gần đây, những loại kiểng trái được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, các loài này rất khó trồng, khó ra sai trái, đậu trái vào đúng thời điểm tết nên tỉ lệ thành công không cao. Chính vì vậy, các nhà vườn chỉ cung ứng cho thị trường với số lượng hạn chế.
Để tạo một sản phẩm kiểng trái được trồng trong chậu, đòi hỏi nhà vườn phải có nhiều kỹ năng, sáng tạo trong cách tạo hình, chăm sóc.
Nhà vườn Trần Công Định ở huyện Chợ Lách, cho biết việc trồng cây kiểng ăn trái trong chậu đòi hỏi người sản xuất phải có cặp mắt tinh tường để chọn ra những cây có dáng đẹp, khỏe mạnh phù hợp cho việc tạo hình. Ngoài ra, cũng phải có nhiều kỹ thuật khó trong khâu chăm sóc, xử lý để cây ra hoa, kết quả vào đúng dịp tết.
Một cây ăn trái muốn đưa vào chậu phải là những cây có cành nhánh hài hòa, gân guốc. Còn những cây như quýt, bưởi, vú sữa…phải được chăm sóc ngoài tự nhiên trước khi cho vào chậu. Như vậy, sản phẩm tạo ra mới có giá trị và đắt hàng.
Nếu như các loại kiểng lá, kiểng bông, người chơi chú ý đến màu sắc và hoa, thì kiểng trái lại quan tâm đến trái và coi trái là đối tượng trung tâm để ngắm nhìn và thưởng thức. Vì vậy loại kiểng nào càng sai trái và màu sắc bắt mắt thì giá càng cao.
Được biết, các loại kiểng trái được trồng trong chậu tùy vào tuổi đời, thế cây và độ sai quả sẽ có giá bán khác nhau. Hiện tại, mỗi chậu mận, bưởi, vú sữa…, có chiều cao khoảng 0,7 - 1,2 m và cho từ 3 – 7 trái sẽ có giá bán từ 1,5 – 3 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Do dịch cúm gia cầm bùng phát ở một số bang của Mỹ nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công văn tạm ngưng nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ Mỹ. Các siêu thị thừa nhận lâu nay vẫn bán thịt gà của Mỹ và sẽ tìm nguồn thay thế từ trong nước.

Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2015 (Vietnam Foodexpo 2015) diễn ra từ ngày 13 - 16/5 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, là triển lãm có quy mô lớn nhất về ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam.

Tại hội nghị thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam diễn ra ngày 8/5, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, năm 2015 được dự báo là tình hình dịch bệnh trên cây tiêu sẽ có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là ở những vùng trồng tiêu mới chưa nắm vững kỹ thuật hoặc chuyên canh.

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á - Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) gạo sang châu Phi đã tăng trưởng vượt bậc. Nếu tốc độ này được duy trì, khả năng xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi mạnh trong năm 2015.

Theo anh Nguyễn Văn Ba, công nhân lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhẫn Hồng Ngọc Việt, từ đầu tháng 5 trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu đã thông thoáng hơn, chấm dứt tình cảnh trực chờ ùn tắc dài ngày trước đó.