Kiên Giang Xuất Khẩu Cá Biển Nuôi Sang Trung Quốc

Ngày 5-12, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt dự án vận chuyển cá biển nuôi tại Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo dự án, Công ty TNHH thủy sản Lê Gia là đơn vị thực hiện; đối tác nước ngoài, chủ tàu Trung Quốc, Hong Vu Trading company limited và địa điểm thực hiện dự án là các xã đảo thuộc các huyện Kiên Hải, Kiên Lương.
Phía đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm cung cấp tàu hai đáy chuyên dụng vào các vùng nuôi cá thu mua sản phẩm thủy sản và cung cấp con giống cho nông dân khi có nhu cầu. Công ty TNHH thủy sản Lê Gia chịu trách nhiệm chính trong việc giao dịch mua bán, thanh toán với nông dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong thời gian tàu Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam.
Thời gian thực hiện dự án đến ngày 30-12-2016.
Được biết, cá nuôi tại các xã đảo của tỉnh Kiên Giang chủ yếu là cá mú và cá bóp, nuôi bằng lồng bè trên biển. Thời gian qua, các loại hải sản này giảm giá mạnh, trong khi đó chí phí nuôi lại tăng cao, nhiều nông dân đã phải “treo” bè vì thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.

Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi héc-ta lúa trong cánh đồng mẫu lớn có năng suất cao hơn từ 15 - 20% so với diện tích ngoài mô hình này; ngoài ra cánh đồng mẫu lớn còn giúp tạo ra các vùng lúa đặc thù phục vụ xuất khẩu gạo cao cấp.

Hiện tại, giá các loại phân bón trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu vụ đông xuân 2014 - 2015. Giá các loại phân bón DAP Trung Quốc tăng từ 10 - 20%, riêng các loại phân bón khác đang giữ mức ổn định. Sự bình ổn của giá phân bón trên thị trường khiến nông dân phấn khởi vì giảm bớt nỗi lo về chi phí đầu tư.