Kiên Giang Thả Hơn 530.000 Con Giống Tái Tạo Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.
Những loài thủy sản này do 16 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống và cá nhân trên địa bàn thị xã Hà Tiên đóng góp gồm: tôm sú, cua, cá các loại và 12 cặp tôm sú bố mẹ. Riêng 8 cá thể đồi mồi do ông Giang Ngọc Lý ở phường Tô Châu (thị xã Hà Tiên) tự nguyện thả xuống biển, với trọng lượng 10 - 15 kg/con, tổng giá trị hơn 100 triệu đồng.
Ông Giang Ngọc Lý cho biết: Trong quá trình khai thác đánh bắt thủy sản trên biển Đông, tôi đã mua lại những con đồi mồi này từ bạn tàu đánh bắt được và đem về nuôi đến nay hơn 3 năm. Việc thả chúng về với biển là một thông điệp vận động, kêu gọi cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường, khai thác đánh bắt, nuôi trồng phải đi đôi với tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Vì đó là lợi ích lâu dài, phát triển bền vững kinh tế thủy sản phục vụ đời sống con người.
Tại lễ thả giống thủy sản về với môi trường tự nhiên, lãnh đạo UBND thị xã Hà Tiên kêu gọi mọi người và cộng đồng xã hội tích cực tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bà con ngư dân khai thác đúng thời vụ, đúng kích thước mắt lưới và hướng đến khai thác đánh bắt xa bờ, bền vững; không sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… khai thác đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, hủy hoại môi trường biển.
Không khai thác đánh bắt những khu vực cá tập trung trong mùa sinh sản. Hành động tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm, quyền lợi của mọi người và cộng đồng xã hội đầy tính nhân văn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14-8 vừa qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Công ty CP đánh giá chứng nhận Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 3ha với sản lượng dự kiến khoảng 48 tấn/năm. Giấy chứng nhận này có giá trị đến tháng 7-2017.

Nhắc đến nghề khai thác biển, nhiều người nghĩ ngay đến cửa biển Sông Đốc, bởi đây không chỉ là cửa biển lớn, có đội tàu hùng hậu nhất tỉnh Cà Mau mà xứ biển này nhiều năm qua đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời nói riêng, toàn tỉnh nói chung. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh, huyện đã có không ít chính sách ưu đãi, từ đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá cho đến đổi mới trang thiết bị, phương tiện, hướng tới hiện đại hoá.

Mùa nước nổi năm nay tuy mực nước lên chậm và không cao như các năm trước, nhưng nguồn lợi thủy sản khá phong phú khiến cho những người làm nghề lưới cá cảm thấy phấn khởi.

Chiều 17/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển chăn nuôi.

Theo nhiều chủ trang trại nuôi heo lớn tại Đồng Nai, hiện giá heo hơi bán tại trại dao động từ 43 - 44 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 2 ngàn đồng/kg so với hồi đầu tháng.