Kiên Giang Tập Trung Bảo Vệ Và Chăm Sóc Rừng Trồng

Ông Hoàng Văn Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí 15 tỷ đồng để đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng trồng.
Trong đó, vườn quốc gia Phú Quốc được cấp 6 tỷ đồng, U Minh Thượng 5 tỷ đồng, còn lại 4 ban quản lý rừng phòng hộ mỗi đơn vị 1 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này chủ yếu tập trung cho công tác bảo vệ, chăm sóc rừng và trồng cây phân tán. Dự kiến năm nay sẽ trồng mới 6 ha cây đước và 5 ha cây mắm ở các bãi bồi ven biển nhằm tăng thêm diện tích rừng phòng hộ.
Theo ông Tuấn, từ năm 2008 cho đến nay, Kiên Giang đã trồng mới được 289,9 ha rừng ngập mặn ven biển, chủ yếu là các loại cây chịu sóng gió tốt như: đước, mắm và bần.
Nhờ đó, đã nâng diện tích rừng ngập mặn ven biển lên 6.124 ha, giúp giảm thiểu tình trạng xói mòn do sóng biển đánh thẳng vào bờ, giảm tình trạng xâm nhập mặn ở một số khu vực.
Ngoài ra, mô hình làm hàng chắn sóng và lắng tụ bùn bằng cừ tràm, mê bồ nhằm tạo bãi bồi trồng rừng ven biển do dự án GIZ tài trợ cũng mang lại hiệu quả cao, rừng trồng ít bị hao hụt và phát triển nhanh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Công Thương An Giang, giá thu mua cá tra trên thị trường toàn tỉnh liên tục giảm đã kéo theo giá cá tra bột, cá tra giống giảm theo.

Theo định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT thì mục tiêu là thì tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% hiện nay lên 95%; đối với khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%; khâu chế biến từ 30% lên 80%.

Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ đã xây dựng được 3 điểm thí nghiệm bón bã bùn sấy khô với diện tích thực hiện khoảng 5.000m2/điểm.

Nông dân các tỉnh Bắc miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế đang thu hoạch bắp (ngô) vụ xuân năm 2012 với diện tích hơn 10.000 ha được xem là đượ mùa nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, giá bắp bán tại vườn chỉ bằng 1/2 so với vụ trước khiến nông dân thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Ở thôn Cò Lạn, xã Đồng Bục (Lộc Bình, Lạng Sơn), anh Lưu Văn Xích dân tộc Tày là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.