Kiên Giang Tập Trung Bảo Vệ Và Chăm Sóc Rừng Trồng

Ông Hoàng Văn Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí 15 tỷ đồng để đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng trồng.
Trong đó, vườn quốc gia Phú Quốc được cấp 6 tỷ đồng, U Minh Thượng 5 tỷ đồng, còn lại 4 ban quản lý rừng phòng hộ mỗi đơn vị 1 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này chủ yếu tập trung cho công tác bảo vệ, chăm sóc rừng và trồng cây phân tán. Dự kiến năm nay sẽ trồng mới 6 ha cây đước và 5 ha cây mắm ở các bãi bồi ven biển nhằm tăng thêm diện tích rừng phòng hộ.
Theo ông Tuấn, từ năm 2008 cho đến nay, Kiên Giang đã trồng mới được 289,9 ha rừng ngập mặn ven biển, chủ yếu là các loại cây chịu sóng gió tốt như: đước, mắm và bần.
Nhờ đó, đã nâng diện tích rừng ngập mặn ven biển lên 6.124 ha, giúp giảm thiểu tình trạng xói mòn do sóng biển đánh thẳng vào bờ, giảm tình trạng xâm nhập mặn ở một số khu vực.
Ngoài ra, mô hình làm hàng chắn sóng và lắng tụ bùn bằng cừ tràm, mê bồ nhằm tạo bãi bồi trồng rừng ven biển do dự án GIZ tài trợ cũng mang lại hiệu quả cao, rừng trồng ít bị hao hụt và phát triển nhanh.
Có thể bạn quan tâm

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.

Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.

Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo lại đông con, nên từ lúc 15 tuổi ông Mai phải bươm chải để giúp gia đình lo cho các em bằng nghề chạy đò mướn. Nhờ việc chạy đò khấm khá, ông tích cóp dần sắm thêm thùng tuốt lúa, máy cày nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con địa phương.