Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.
Tỉnh Kiên Giang không khuyến khích sản xuất lúa vụ 3, bởi đây là giai đoạn cao điểm mùa mưa bão, điều kiện sản xuất bất lợi với nhiều trở ngại, không đảm bảo đến khi thu hoạch. Tuy nhiên, bà con nông dân vẫn tự ý gieo sạ.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 50.000 ha lúa được gieo sạ, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng và TP Rạch Giá.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ngoài yếu tố bất lợi về thời tiết, đất đai bạc màu, thời gian sản xuất lúa vụ 3 cũng là thời điểm lúa dễ bị sâu bệnh. Giá lúa sản xuất vụ 3 thường ở mức thấp, khó tiêu thụ do chất lượng không cao, phẩm cấp gạo thấp.
Vì vậy, trước khi quyết định sản xuất thêm lúa vụ 3, bà con nông dân cần tính toán thật kỹ để tránh tình trạng thua lỗ, đất đai bạc màu, ảnh hưởng bất lợi đến vụ mùa tiếp sau.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân 2012, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai đơn GS8 tại xã Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường.

Nghị quyết 03 của Huyện ủy Phú Tân về phát động đảng viên và nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái và sạ, cấy lúa tăng thu nhập đã được cán bộ, nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phong phú. Mô hình trồng khoai mì trên bờ vuông tôm của ông Nguyễn Văn Tâm, ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái là một điển hình.

Thạc sĩ Dương Thọ Trường, Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.