Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.
Tỉnh Kiên Giang không khuyến khích sản xuất lúa vụ 3, bởi đây là giai đoạn cao điểm mùa mưa bão, điều kiện sản xuất bất lợi với nhiều trở ngại, không đảm bảo đến khi thu hoạch. Tuy nhiên, bà con nông dân vẫn tự ý gieo sạ.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 50.000 ha lúa được gieo sạ, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng và TP Rạch Giá.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ngoài yếu tố bất lợi về thời tiết, đất đai bạc màu, thời gian sản xuất lúa vụ 3 cũng là thời điểm lúa dễ bị sâu bệnh. Giá lúa sản xuất vụ 3 thường ở mức thấp, khó tiêu thụ do chất lượng không cao, phẩm cấp gạo thấp.
Vì vậy, trước khi quyết định sản xuất thêm lúa vụ 3, bà con nông dân cần tính toán thật kỹ để tránh tình trạng thua lỗ, đất đai bạc màu, ảnh hưởng bất lợi đến vụ mùa tiếp sau.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh cho biết: Trước tình hình nuôi tôm sú gặp khó khăn do ảnh hưởng của hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng… vụ tôm 2013 nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

Gia đình chị Phan Thị Thùy (thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) giờ đây đã có cơ ngơi khang trang nhờ nuôi gà siêu trứng, với thu nhập 150 triệu đồng/năm.

Hiện tại ở Hải Dương, vải trong vùng sản xuất theo VietGAP đang cho thu hoạch, giá bán 15-16 nghìn đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000-4.000 đồng/kg.

Hiện nay do hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, mực nước chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải… hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải tạm ngừng việc sản xuất vụ hè-thu.

Ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao. Đó là điều mà anh Nguyễn Văn Vũ, xóm Bãi Á 1, thị trấn Chợ Chu (Định Hóa) đúc rút được sau gần 20 năm gắn bó với đồi rừng. Với hơn 20 ha quế, cùng vườn ươm quế giống quy mô 1 triệu cây/ năm, anh Vũ đã trở thành triệu phú từ loại cây trồng này.