Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết

Để giảm thiệt hại cho nông dân, huyện An Minh nạo vét những kênh mương bị bồi lắng đáp ứng nhu cầu nguồn nước nuôi tôm, đồng thời phân công cán bộ thủy sản theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng tôm nuôi bị dịch bệnh và chết, khống chế không để lây lan, lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh của tôm, hướng dẫn nông dân phòng trị.
Lo ngại tôm bị bệnh và chết, nhiều nông dân thu hoạch sớm khi tôm đang giai đoạn tăng trọng, chưa đạt kích cỡ, vừa không đạt năng suất, vừa bán giá thấp. Tính đến cuối tháng 4, huyện An Minh đã thu hoạch hơn 20.000 ha tôm nuôi, năng suất bình quân 160 kg/ha. Bất lợi cho người nuôi tôm là giá tôm sú loại 30 con/kg hiện nay chỉ ở mức 180.000 - 190.000 đồng/kg, giảm hơn 30.000 đồng/kg so với đầu tháng 4.
Trước tình hình trên, ngành chức năng huyện hướng dẫn nông dân cải tạo ao đầm, xử lý mầm bệnh, nạo vét kênh mương nội đồng, chọn con giống chất lượng tốt thả nuôi lại trên diện tích bị thiệt hại và đến nay cơ bản khắc phục xong. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng tập trung xử lý diện tích tôm nuôi đang có nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng nuôi khác để kịp thời ứng phó, ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh.
Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn tổ chức tập huấn cho nông dân về phòng trị bệnh trên tôm nuôi, nhất là giúp bà con có kiến thức, hiểu biết về quản lý, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe đàn tôm, ngăn ngừa, khắc phục các yếu tố môi trường bất lợi tác động đến nuôi tôm nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại.
Ông Lê Văn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết, trong những ngày qua, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch quá lớn, mực nước dưới sông thấp, chất lượng nước kém đang gây bất lợi cho tôm nuôi.
Nhiều vùng thiếu nước bơm vào ao đầm, xuất hiện một số cơn mưa nhỏ không đủ lượng nước giải nhiệt và giảm độ mặn nhưng lại gây biến động môi trường, nguồn nước nuôi tôm. Hệ lụy là có khoảng 1.340 ha tôm nuôi trên địa bàn huyện đang bị ảnh hưởng, tôm có biểu hiện suy giảm sức khỏe, bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.

Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.

Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Với diện tích trên 4.000 hecta, cây bưởi da xanh được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, giá bán bưởi da xanh ổn định ở mức cao nhờ có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.