Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết

Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết
Ngày đăng: 02/05/2015

Để giảm thiệt hại cho nông dân, huyện An Minh nạo vét những kênh mương bị bồi lắng đáp ứng nhu cầu nguồn nước nuôi tôm, đồng thời phân công cán bộ thủy sản theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng tôm nuôi bị dịch bệnh và chết, khống chế không để lây lan, lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh của tôm, hướng dẫn nông dân phòng trị.

Lo ngại tôm bị bệnh và chết, nhiều nông dân thu hoạch sớm khi tôm đang giai đoạn tăng trọng, chưa đạt kích cỡ, vừa không đạt năng suất, vừa bán giá thấp. Tính đến cuối tháng 4, huyện An Minh đã thu hoạch hơn 20.000 ha tôm nuôi, năng suất bình quân 160 kg/ha. Bất lợi cho người nuôi tôm là giá tôm sú loại 30 con/kg hiện nay chỉ ở mức 180.000 - 190.000 đồng/kg, giảm hơn 30.000 đồng/kg so với đầu tháng 4.

Trước tình hình trên, ngành chức năng huyện hướng dẫn nông dân cải tạo ao đầm, xử lý mầm bệnh, nạo vét kênh mương nội đồng, chọn con giống chất lượng tốt thả nuôi lại trên diện tích bị thiệt hại và đến nay cơ bản khắc phục xong. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng tập trung xử lý diện tích tôm nuôi đang có nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng nuôi khác để kịp thời ứng phó, ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh.

Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn tổ chức tập huấn cho nông dân về phòng trị bệnh trên tôm nuôi, nhất là giúp bà con có kiến thức, hiểu biết về quản lý, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe đàn tôm, ngăn ngừa, khắc phục các yếu tố môi trường bất lợi tác động đến nuôi tôm nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại.

Ông Lê Văn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết, trong những ngày qua, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch quá lớn, mực nước dưới sông thấp, chất lượng nước kém đang gây bất lợi cho tôm nuôi.

Nhiều vùng thiếu nước bơm vào ao đầm, xuất hiện một số cơn mưa nhỏ không đủ lượng nước giải nhiệt và giảm độ mặn nhưng lại gây biến động môi trường, nguồn nước nuôi tôm. Hệ lụy là có khoảng 1.340 ha tôm nuôi trên địa bàn huyện đang bị ảnh hưởng, tôm có biểu hiện suy giảm sức khỏe, bị bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Dồi Dào Nguồn Cung Thực Phẩm Tết Dồi Dào Nguồn Cung Thực Phẩm Tết

"Năm nay, bà con nông dân đã có chuẩn bị tốt, nghiên cứu kỹ thị trường để tái đàn, tăng đàn hợp lý, tránh tình trạng thiếu - thừa làm cho giá bấp bênh, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Giá các sản phẩm chăn nuôi hiện nay ở cả 3 miền cũng không có sự chênh lệch lớn." - Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT

18/12/2014
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) Có Hơn 400 Hộ Nuôi Ong Mật Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) Có Hơn 400 Hộ Nuôi Ong Mật Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.

18/12/2014
Triển Vọng Mô Hình Nuôi Vịt Trời Tại Thái Bảo (Bắc Ninh) Triển Vọng Mô Hình Nuôi Vịt Trời Tại Thái Bảo (Bắc Ninh)

Cùng là nghề chăn nuôi, đầu tư vốn không lớn và thị trường tiêu thụ khá ổn định, trong khi đó hiệu quả lại cao hơn gấp 2 lần so với nuôi vịt thường. Đó là mô hình chăn nuôi vịt trời mà gia đình ông Trần Đình Tập, thôn Tân Hương, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thực hiện từ hơn một năm nay.

18/12/2014
Đón Bằng Công Nhận Làng Nghề Chăn Nuôi Và Chế Biến Các Sản Phẩm Từ Ngựa Đón Bằng Công Nhận Làng Nghề Chăn Nuôi Và Chế Biến Các Sản Phẩm Từ Ngựa

Sáng 16-12, tại xóm Phẩm 2, UBND xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa làng Phẩm. Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

18/12/2014
Làm Giàu Đâu Cần Phải Đi Xa Làm Giàu Đâu Cần Phải Đi Xa

Anh Vũ cho biết: Đàn gà nhiều, mình tự tiêm phòng cho gà, nên mỗi đợt tiêm phòng hai vợ chồng phải làm việc cật lực cả ngày đêm. Quá trình nuôi mình liên tục quan sát, thấy con gà nào lơ ăn cho tách riêng theo dõi, chữa trị. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, tăng cường thức ăn, nước uống giàu vitamin để gà tăng sức đề kháng. Nhờ vậy đàn gà tránh được dịch bệnh, cho trứng đạt tỉ lệ 80% trở lên.

18/12/2014