Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát

Xã Tản Lĩnh là địa phương có nhiều cây xanh, cây bóng mát phủ rộng, nhiều gia đình muốn chặt bỏ để trồng cỏ nuôi bò sữa. Thấy những cây xoài, sấu, vú sữa, hoa sữa, bằng lăng, cau vua… rất đẹp mà các hộ dân định chặt đi chỉ để làm củi, ông thấy tiếc nên đã quyết định mua về. Ông quan sát thấy trong những năm qua nhu cầu sử dụng cây bóng mát, cây công trình ở các cơ quan, công sở, trường học, du lịch, công trình rất nhiều, vì vậy ông có ý định phát triển nghề trồng cây bóng mát, cây công trình.
Trong quá trình thuê người đánh bầu đưa cây về vườn nhà mình, ông Veo luôn trực tiếp làm cùng với thợ để đảm bảo cây còn đủ rễ, dễ sống. Ông tích cực tìm hiểu sách báo về đặc điểm của từng loại cây, đặc biệt là sự phát triển của bộ rễ cây, nắm được cây nào rễ chùm, cây nào rễ cọc để từ đó hướng dẫn thợ đánh bầu phù hợp. Sau khi cây được đưa về trồng tại vườn, ông chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây để cây phát triển tốt.
Lượng khách hàng đặt cây ngày một nhiều, để đủ nguồn cung cấp cho thị trường, ngoài nguồn cung từ đi mua gom, trên diện tích 1ha của mình, ông Veo trồng 300 - 500 cây bóng mát và cây công trình để chủ động nguồn cung. Ông cho biết mỗi năm vườn cây của gia đình ông xuất bán khoảng 150 - 200 cây bóng mát các loại. Trừ chi phí, ông thu về 100 -200 triệu đồng.
Không chỉ kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình, trong quá trình làm nghề ông đã dạy nghề làm cây bóng mát, cây công trình cho nhiều người, và không ít người trong số đó đã làm giàu từ nghề này.
Có thể bạn quan tâm

TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh như vậy tại buổi giao lưu trực tuyến “Tiếp sức cho nông dân” do Báo điện tử Dân Việt - Báo NTNN tổ chức cuối tuần qua. Rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đề cập đến Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Huyện Châu Thành từ lâu được biết đến là vùng chuyên canh bưởi Năm Roi đặc sản của Hậu Giang. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ nông dân thoát nghèo làm giàu. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá bưởi bấp bênh, sâu bệnh hoành hành chưa có thuốc đặc trị, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.