Kiểm tra vụ mua cây thốt nốt bất thường

Lái đưa xe tới bứng cây thốt nốt ở H.Tịnh Biên
Ngày 28.9, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp với sở ngành cùng đại diện UBND 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên lấy ý kiến đề xuất việc quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển cây thốt nốt ở vùng Bảy Núi.
Kết thúc cuộc họp, ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, đã tổng hợp ý kiến các sở ngành, địa phương đề xuất UBND tỉnh nên có văn bản chỉ đạo 2 huyện trên tăng cường tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu rõ cây thốt nốt là cây có giá trị kinh tế, xóa đói giảm nghèo…
Vì thế, không nên vì lợi ích trước mắt mà bán cây gây ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.
Ngoài ra, đề nghị UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiến hành xác minh, tìm hiểu mục đích của các thương lái mua cây thốt nốt và vận chuyển đi đâu để có giải pháp quản lý phù hợp.
Gần đây, nhiều thương lái mua cây thốt nốt mọc nhiều ở vùng đất núi thuộc 2 huyện trên
Thốt nốt bán nguyên cây với giá 250.000 - 500.000 đồng. Đây là những cây cao từ 3 - 5 m, từ 15 - 20 tuổi, khi mua cây thương lái cho máy tới bứng cả rễ cây mang đi luôn.
Những người dân bán cây thốt nốt cho biết họ không rõ lái mua cây thốt nốt về làm gì .
Trước đó, một chủ cơ sở mộc ở H.Tri Tôn mua cây thốt nốt về để chế biến thủ công nhưng sau đó cơ sở này đã ngưng mua.
Theo ông Thư, xung quanh thông tin các thương lái Trung Quốc thu mua cây thốt nốt là chưa có cơ sở, do đó vấn đề này cần được xác minh lại.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4.6, trao đổi với phóng viên NTNN, lão nông Nguyễn Văn Ơn buồn bã cho biết: “Mấy ngày nay giá dâu bòn bon chỉ còn 1.000 đồng/kg, trong khi những năm trước, khi vào chính vụ, thương lái vẫn vào tận vườn hái mua với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Năm nay, dâu bon rớt giá thảm hại mà thương lái không buồn mua”.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Thủy sản đã thực hiện các mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGAP tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, T.X Sông Công và T.P Thái Nguyên (Thái Nguyên) đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương.

Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn– ao –chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.

Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.

Ông Hoàng Văn Lập cho biết: “Tôi bắt đầu trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu từ mùa mưa năm 2009, lúc đầu tôi chỉ trồng thử nghiệm 2 ngàn m2. Tôi nhận thấy trồng đậu phộng dại giúp giữ ẩm cho tiêu, cả tuần không tưới mà cây tiêu vẫn tươi tốt không bị héo. Thấy hiệu quả nên tôi đã trồng hết toàn bộ diện tích vườn 1,5 hécta còn lại vào mùa mưa năm 2010 đến nay”.