Kiểm tra vụ mua cây thốt nốt bất thường

Lái đưa xe tới bứng cây thốt nốt ở H.Tịnh Biên
Ngày 28.9, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp với sở ngành cùng đại diện UBND 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên lấy ý kiến đề xuất việc quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển cây thốt nốt ở vùng Bảy Núi.
Kết thúc cuộc họp, ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, đã tổng hợp ý kiến các sở ngành, địa phương đề xuất UBND tỉnh nên có văn bản chỉ đạo 2 huyện trên tăng cường tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu rõ cây thốt nốt là cây có giá trị kinh tế, xóa đói giảm nghèo…
Vì thế, không nên vì lợi ích trước mắt mà bán cây gây ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.
Ngoài ra, đề nghị UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiến hành xác minh, tìm hiểu mục đích của các thương lái mua cây thốt nốt và vận chuyển đi đâu để có giải pháp quản lý phù hợp.
Gần đây, nhiều thương lái mua cây thốt nốt mọc nhiều ở vùng đất núi thuộc 2 huyện trên
Thốt nốt bán nguyên cây với giá 250.000 - 500.000 đồng. Đây là những cây cao từ 3 - 5 m, từ 15 - 20 tuổi, khi mua cây thương lái cho máy tới bứng cả rễ cây mang đi luôn.
Những người dân bán cây thốt nốt cho biết họ không rõ lái mua cây thốt nốt về làm gì .
Trước đó, một chủ cơ sở mộc ở H.Tri Tôn mua cây thốt nốt về để chế biến thủ công nhưng sau đó cơ sở này đã ngưng mua.
Theo ông Thư, xung quanh thông tin các thương lái Trung Quốc thu mua cây thốt nốt là chưa có cơ sở, do đó vấn đề này cần được xác minh lại.
Có thể bạn quan tâm

Hộ ông Trần Văn Cậy, ở ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng lên bờ bao, cải tạo 1,5ha đất ruộng để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, được Trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc.

Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng dẫn thời điểm thu hoạch tôm để góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

Ông Trần Lợi ở thôn Hải Phú (Phong Hải) phấn khởi: - “Đây là vụ nuôi tôm thứ hai liên tiếp được mùa. Thả nuôi 1,5 triệu tôm giống trên diện tích 3.000m2, vụ vừa rồi lãi trên 600 triệu đồng. Bù lại những vụ trước thua lỗ, trong tay vẫn còn lãi 200 triệu đồng”.

Ngoài các chợ truyền thống trong tỉnh An Giang, thương lái còn đưa cá đi các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Buôn Ma Thuộc và TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất tỉnh.

Nhằm giúp cho các tỉnh, thành trong khu vực có bước đi thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình phát triển ngành thủy sản trước áp lực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi; đồng thời, có được những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai.