Kiểm tra vụ mua cây thốt nốt bất thường

Lái đưa xe tới bứng cây thốt nốt ở H.Tịnh Biên
Ngày 28.9, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp với sở ngành cùng đại diện UBND 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên lấy ý kiến đề xuất việc quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển cây thốt nốt ở vùng Bảy Núi.
Kết thúc cuộc họp, ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, đã tổng hợp ý kiến các sở ngành, địa phương đề xuất UBND tỉnh nên có văn bản chỉ đạo 2 huyện trên tăng cường tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu rõ cây thốt nốt là cây có giá trị kinh tế, xóa đói giảm nghèo…
Vì thế, không nên vì lợi ích trước mắt mà bán cây gây ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.
Ngoài ra, đề nghị UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiến hành xác minh, tìm hiểu mục đích của các thương lái mua cây thốt nốt và vận chuyển đi đâu để có giải pháp quản lý phù hợp.
Gần đây, nhiều thương lái mua cây thốt nốt mọc nhiều ở vùng đất núi thuộc 2 huyện trên
Thốt nốt bán nguyên cây với giá 250.000 - 500.000 đồng. Đây là những cây cao từ 3 - 5 m, từ 15 - 20 tuổi, khi mua cây thương lái cho máy tới bứng cả rễ cây mang đi luôn.
Những người dân bán cây thốt nốt cho biết họ không rõ lái mua cây thốt nốt về làm gì .
Trước đó, một chủ cơ sở mộc ở H.Tri Tôn mua cây thốt nốt về để chế biến thủ công nhưng sau đó cơ sở này đã ngưng mua.
Theo ông Thư, xung quanh thông tin các thương lái Trung Quốc thu mua cây thốt nốt là chưa có cơ sở, do đó vấn đề này cần được xác minh lại.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế giáp sông Hồng, nhiều người dân ở xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên) đã lựa chọn nghề chài lưới để làm kế sinh nhai. Nghề đánh bắt cá của các hộ chài lưới diễn ra quanh năm, thế nhưng sôi động nhất có lẽ chính là vào vụ cá mòi.

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.