Kiểm Tra Khổ Qua, Rau Ngót

Trước nhu cầu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật gia tăng trong dịp hè 2013, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai ngay đợt lấy mẫu rau ngót trên địa bàn Hà Nội khổ qua ở TPHCM để kiểm tra bổ sung các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân vì rau ngót và khổ qua là những loại rau củ phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật do có nhiều sâu bệnh, trong khi vào dịp hè, khổ qua được sử dụng nhiều ở miền Nam, còn rau ngót sử dụng nhiều ở miền Bắc.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra 50 mẫu rau củ, có 29 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng ở ngưỡng an toàn, 20 mẫu phát hiện có kim loại nặng nhưng thấp hơn mức giới hạn tối đa. Tuy nhiên đã xác định có 3 loại rau (rau muống, rau cải, rau ngót) có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm, tiếp đến là đậu đỗ. Một số hoạt chất được phát hiện với tần suất cao nhất trong rau là: Cybermethrin, Acephate, Premethrin…
Cục Bảo vệ thực vật cũng đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các loại củ có chứa hoạt chất Aldicarb (là chất độc hại vừa được phát hiện trên gừng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam) và xử lý kịp thời các vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Đây là kết quả thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trong điều kiện trái vụ trên địa bàn TP Hải Dương”.

Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.

Trong khi các tiểu thương tại các chợ truyền thống không mặn mà bán rau sạch, rau an toàn vì không thu hút được người mua thì các hợp tác xã, công ty sản xuất rau sạch vẫn nhìn thấy nhiều cơ hội và đã liên tiếp mở rộng diện tích, tăng thị phần nhờ xây dựng được kênh phân phối đến người tiêu dùng.

Mặc dù giá tăng mạnh và hút hàng, nhưng rất ít nhà vườn có xoài cát Hòa Lộc để cung cấp cho thị trường do mùa xoài chính vụ đã qua. Hiện nay, chỉ một số nhà vườn có kinh nghiệm trồng xoài cát Hòa Lộc theo phương pháp rải vụ mới có xoài cung cấp cho thị trường.

Theo ước tính trong 10 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.