Kiểm Tra Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Huyện Cái Nước (Cà Mau)

Cơ quan Thú y vùng VII, thành phố Cần Thơ vừa kết hợp với ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại ấp Lợi Đông, xã Hòa Mỹ.
Huyện Cái Nước hiện có 1.000 ha ao đầm đào mới và hơn 685 ha đang thả nuôi, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2013. Qua kiểm tra thực tế tại một số ao đầm tôm nuôi công nghiệp của bà con nông dân, đại diện Cơ quan Thú y vùng VII nhận định:
Với diện tích tôm nuôi công nghiệp tăng nhanh như hiện nay, đặc biệt là không theo quy hoạch của địa phương, sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời người nuôi tôm cũng mong muốn ngành chức năng hỗ trợ đầy đủ và kịp thời thuốc Clorin để xử lý ao đầm khi có tôm nuôi bị thiệt hại.
Nhằm tránh tình trạng bơm xả nước thảy ra ngoài không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh lây lan, làm ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi của người dân trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, cả nước hiện có 560.000ha trồng sắn các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn sắn tươi, với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn, đứng thứ hai thế giới về XK sắn và sản phẩm từ sắn, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, thị trường XK sắn đang có nhiều biến động giảm.

Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết, từ nay đến cuối năm 2016 Sở làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã: Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước (huyện Bình Đại) để phục vụ cho khoảng 1.500 ha đất nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường NK vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm nay, do Thái Lan và một số nguồn cung khác vẫn chưa phục hồi bởi dịch bệnh EMS, cộng với việc các doanh nghiệp bị đơn không bị áp thuế chống bán phá giá (CBPG) theo kết quả cuối của POR7, XK tôm Việt Nam sang Mỹ trở nên rất thuận lợi.

Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động SX, chăn nuôi của trang trại chủ yếu là do quá trình dọn dẹp vệ sinh chuồng trại và bài tiết của động vật nuôi gồm phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, mỗi ngày có khoảng 100 m3 nước thải, trong những ngày có nhiệt độ cao nhất, sử dụng nước nhiều nhất.