Kiểm Tra Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Huyện Cái Nước (Cà Mau)

Cơ quan Thú y vùng VII, thành phố Cần Thơ vừa kết hợp với ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại ấp Lợi Đông, xã Hòa Mỹ.
Huyện Cái Nước hiện có 1.000 ha ao đầm đào mới và hơn 685 ha đang thả nuôi, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2013. Qua kiểm tra thực tế tại một số ao đầm tôm nuôi công nghiệp của bà con nông dân, đại diện Cơ quan Thú y vùng VII nhận định:
Với diện tích tôm nuôi công nghiệp tăng nhanh như hiện nay, đặc biệt là không theo quy hoạch của địa phương, sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời người nuôi tôm cũng mong muốn ngành chức năng hỗ trợ đầy đủ và kịp thời thuốc Clorin để xử lý ao đầm khi có tôm nuôi bị thiệt hại.
Nhằm tránh tình trạng bơm xả nước thảy ra ngoài không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh lây lan, làm ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi của người dân trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.

Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…

Nhiều người hỏi tôi, gà nuôi mà không bán được thì làm cách nào? Cái quy luật “cung - cầu” cứ nhày nhót quanh bà con ta, lúc lên, lúc xuống kiểu này thì rất khó trả lời.

Các hộ áp dụng quy trình VietGAP nông hộ thuộc Dự án LIFSAP tại 3 Vùng chăn nuôi ưu tiên gồm Thống Nhất, Xuân Lộc, và Long Khánh, người chăn nuôi vẫn bảo toàn đàn vật nuôi, và không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi dịch cúm gia cầm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Lê Văn Quang (thôn Cầu Trên, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đúng ngày anh khánh thành ngôi nhà mới xây.