Kiểm Tra Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Huyện Cái Nước (Cà Mau)

Cơ quan Thú y vùng VII, thành phố Cần Thơ vừa kết hợp với ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại ấp Lợi Đông, xã Hòa Mỹ.
Huyện Cái Nước hiện có 1.000 ha ao đầm đào mới và hơn 685 ha đang thả nuôi, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2013. Qua kiểm tra thực tế tại một số ao đầm tôm nuôi công nghiệp của bà con nông dân, đại diện Cơ quan Thú y vùng VII nhận định:
Với diện tích tôm nuôi công nghiệp tăng nhanh như hiện nay, đặc biệt là không theo quy hoạch của địa phương, sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời người nuôi tôm cũng mong muốn ngành chức năng hỗ trợ đầy đủ và kịp thời thuốc Clorin để xử lý ao đầm khi có tôm nuôi bị thiệt hại.
Nhằm tránh tình trạng bơm xả nước thảy ra ngoài không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh lây lan, làm ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi của người dân trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lương Tuấn Đại (dân tộc Tày) ở thôn 4 Thuốc Hạ, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xây dựng được mô hình trồng cam với thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Với diện tích 700m2 vườn, nông dân trẻ Tạ Công Soái (SN 1982, ở thôn Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã có doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.

Nguyễn Ngọc Quyết (1984) mát tay với nghề nuôi rắn. Quyết đang sở hữu trang trại nuôi rắn hổ trâu "khủng" với thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Với nỗ lực các cấp, ngành từ T.Ư đến địa phương, nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ giảm, đời sống người dân được nâng lên

Hiện nay, diện tích khoai lang Nhật của anh Bình bắt đầu vào vụ thu hoạch. Năng suất ruộng khoai được đánh giá đạt bình quân 18 tấn củ/ha